Mỹ đang tìm cách "dụ dỗ" các nước Ả Rập đưa quân đến Syria

Theo hãng tin CNN, cố vấn an ninh quốc gia mới của Tổng thống Trump là ông John Bolton và giám đốc CIA Mike Pompeo là những người đang nỗ lực thuyết phục các nước Ả Rập thành lập một liên quân có thể thay thế Mỹ tại Syria.

Trước đây, một ý tưởng tương tự đã được đưa ra vào năm 2013 khi Tổng thống Barack Obama còn đương chức nhằm chống lại IS, song mãi đến gần đây nó mới được xem xét một cách nghiêm túc sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng ông muốn rút quân đội khỏi Syria và muốn các nước khác “tự lo vấn đề ở đây”.

Chiến tranh tại Syria đã kéo dài đến năm thứ 7.

Hiện tại, Mỹ muốn các nước Ai Cập, Bahrain, Jordan, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê út và UAE có thể giúp đối phó với Iran tại Syria bằng việc lấp vào khoảng trống mà quân đội Mỹ để lại sau khi rút khỏi Syria. Cuộc không kích mà Mỹ, Anh và Pháp vừa tiến hành tại Syria không hề ảnh hưởng những nỗ lực nhằm thuyết phục các quốc gia này hiệp lực tại Syria.

Được biết, ông Bolton đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với người đứng đầu cơ quan tình báo Ai Cập Abbas Kamel để xem xét liệu Ai Cập có sẵn sàng tham gia đóng góp vào tình hình Syria hay không. Nhà Trắng cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Ả Rập Xê út và cố gắng thuyết phục để nước này cung cấp tài chính và quân đội cho vấn đề Syria.

Ngoại trưởng Ả Rập Xê út Adel bin Ahmed al-Jubeir nói rằng Ả Rập đang có các cuộc thảo luận với Mỹ và sẽ xem xét đưa quân đến Syria cùng với các quốc gia khác trong khu vực. Ông Jubeir cho biết ý tưởng này không mới khi chính Ả Rập Xê út cũng đã từng có đề xuất tương tự với chính quyền Obama, song khi đó Mỹ không chấp thuận ý tưởng này.

Mặc dù các nước như Ả Rập Xê út nói rằng việc thành lập một liên quân như vậy là có thể thực hiện, song Mỹ vẫn chưa quyết định được họ sẽ mang lại những quyền lợi gì cho các quốc gia Trung Đông này.

Theo một nguồn tin giấu tên, Mỹ đang thảo luận xem xét đưa Ả Rập Xê út vào diện các nước đồng minh phi NATO lớn của Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ là một đối tác quân sự chiến lược với Mỹ, có vị thế ngang hàng với các nước như Israel, Hàn Quốc và Jordan.

Không chỉ có vậy, việc xây dựng một liên quân Ả Rập nhằm đảm bảo lợi ích chiến lược của Mỹ có thể sẽ khó khăn hơn nhiều so với lý thuyết. Nhiều nhà phân tích đã bày tỏ sự quan ngại về khả năng chiến đấu cũng như tinh thần của các lực lượng quân đội Ả Rập.

Ông Nicholas Heras, một nhà nghiên cứu người Mỹ nhận định rằng: “Tôi không biết liệu Mỹ có nên đặt niềm tin vào bất kỳ đối tác khu vực nào hay không trong việc ổn định lại tình hình Syria”. Ông cũng nói rằng Ả Rập Xê út đang gặp khó khăn trong việc đối đầu với phiến quân Houthi ở Yemen.

UAE cũng tham gia vào chiến sự ở Yemen và mặc dù họ có thể phối hợp với các nước đồng minh trong khu vực, nhiều khả năng họ không muốn tham gia thêm vào tình hình chiến sự ở một quốc gia nào khác. Trong khi đó, Ai Cập có đủ nhân lực để trở thành trụ cột của lực lượng liên quân, song họ không đủ ý chí để theo đuổi cuộc chiến tại Syria đến cùng và bản thân nước này cũng có bất ổn về an ninh trong nước.

Nhiều người cũng nghi ngờ khả năng của quân đội các nước Ả Rập. Theo nhà phân tích quân sự John Kirby, mặc dù đã mua về nhiều loại khí tài quân sự hiện đại từ Mỹ, song phần lớn quân đội các nước Ả Rập thiếu khả năng thực hiện chiến dịch quân sự ở xa lãnh thổ của mình trong một thời gian dài. Và ngay cả lực lượng thiện chiến nhất cũng vẫn phải phụ thuộc vào Mỹ để thu thập thông tin tình báo.

“Họ sẽ cần sự hỗ trợ về hậu cần, do thám và nhiều hình thức quân sự khác từ Mỹ, và điều này có thể khiến chi phí mà Mỹ phải chi trả càng lớn hơn”, ông Kirby nói.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !