Mỹ đang giúp Nga "giàu có và hùng mạnh" trở lại?

Sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga được thực thi, dường như nền kinh tế Nga đang được hưởng lợi nhiều hơn là mất, giá kim loại tăng đột biến, giá dầu biến động có xu hướng tăng cao. Phải chăng Mỹ đang "giúp" Nga vực dậy nền kinh tế?

Dường chính sách đối ngoại của Donald Trump đang là một bàn đạp có lợi cho nền kinh tế Nga trong thời điểm hiện nay.

Nga đang nắm trong tay trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt cung cấp cho châu Âu và Mỹ và rõ ràng một khi Nga tiếp tục đẩy giá dầu lên cao hơn nữa, châu Âu sẽ phải xem xét lại các lệnh trừng phạt Nga để xoa dịu thị trường dầu mỏ, và những chính sách trừng phạt sai lầm đối với Nga mà Tổng thống Mỹ đưa ra lại đang phản tác dụng.

Donald Trump đã bày tỏ sự tức giận và cho rằng giá dầu tăng là do lỗi của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) và điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng Mỹ. Trên thực tế, Tổng thống Mỹ nên nhận thấy rằng các chính sách của ông mới thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động của thị trường dầu mỏ.

Trump đã phá hỏng các chính sách của OPEC và gọi đó là “OPEC+” trên Twitter của mình, nhưng đồng thời ông cũng phủ nhận việc các hành động chính trị của ông đã có tác động không lường trước đến thị trường dầu mỏ thế giới. Ví dụ việc ông bổ nhiệm John Bolton – một chính trị gia theo chủ nghĩa hiếu chiến – làm cố vấn an ninh cấp cao của Mỹ gây lo ngại rằng sẽ có nhiều xung đột vũ lực trong tương lai và điều đó dẫn đến việc thị trường dầu mỏ trở nên nóng hơn.

Tổng thống Trump tweet đổ lỗi cho OPEC khiến giá dầu tăng cao.

Không thể phủ nhận mỗi lần Tổng thống Mỹ có quyết định bổ nhiệm nhân sự mới, đa phần là những người theo chủ nghĩa hiếu chiến, vào các vị trí quan trọng trong Nhà Trắng thì giá dầu lại tăng.

Giá dầu tăng đồng nghĩa với việc Nga, Iran, Venezuela và các nước xuất khẩu dầu khác lại hưởng lợi, và theo một cách gián tiếp, nền kinh tế Nga lại có những lợi thế hơn trong việc xuất khẩu dầu mỏ nhờ các chính sách của Donald Trump. Có vẻ như Tổng thống Mỹ không chú ý đến việc khi thị trường nghi ngờ có nguy cơ sẽ xảy ra chiến tranh, đặc biệt là một cuộc chiến ở Trung Đông, thì giá dầu sẽ tăng do nhu cầu tích trữ tăng cao.

Các nhà phân tích của Citibank cho rằng “các rủi ro về biến động trên thị trường dầu đang có chiều hướng gia tăng sau cuộc gặp gỡ giữa Giám đốc tình báo Trung ương Mỹ (nay là Ngoại trưởng) Mike Pompeo và Cố vấn an ninh cao cấp John Bolton bàn về các chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump, dấy lên lo ngại về một cuộc chiến mới làm tăng khả năng gián đoạn giao dịch trên thị trường và quá trình cung cấp dầu.”

John Bolton được biết đến như một chính trị gia “diều hâu” theo chủ nghĩa hiếu chiến, ông đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận Hành động toàn diện chung (JCPOA) và là nguyên nhân khiến Trump sẽ kí các lệnh cấm vận đối với Nga trước 12 tháng Năm.

Phương Tây đã phải hứng chịu hậu quả khi Tổng thống Trump áp dụng lệnh trừng phạt đối với công ty nhôm lớn nhất của Nga hay còn được biết đến dưới cái tên “Gã khổng lồ Rusal”, khiến các nước phương Tây gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nhôm. Không lâu sau khi lệnh trừng phạt được thực thi, Donald Trump đã phải cân nhắc gỡ bỏ lệnh, đó là ví dụ điển hình cho những chính sách sai lầm của Donald Trump khiến Moscow hưởng lợi.

Các phương tiện truyền thông của Mỹ cho biết trên thực tế các biện pháp trừng phạt mới đã khiến thị trường chứng khoán Nga có sự bán tháo mạnh và giảm tỷ giá hối đoái so với đồng Đô la Mỹ. Một đồng Rúp (đơn vị tiền tệ của Nga) thấp hơn có nghĩa là các công ty dầu mỏ sẽ thu được nhiều đồng Rúp hơn khi xuất khẩu dầu. Đối với nền kinh tế, cứ một đồng Rúp thấp hơn tức là các công ty của Nga sẽ có lợi thế hơn trong khi các công ty nước ngoài sẽ phải giao dịch thông qua một tỷ giá hối đoái không thuận lợi.

Một ví dụ khá mỉa mai về những hậu quả không mong muốn từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga đã được hãng Reuters đưa tin: “Các nhà hàng McDonald’s – hệ thống đồ ăn nhanh của Mỹ - từ Moscow đến Murmansk sẽ sử dụng khoai tây được chế biến tại Nga thay vì nhập khoai từ nhà phân phối chính tại Mỹ do giá dầu tăng, chi phí vận chuyển cao và sự dao động của đồng Rúp sau khi lệnh trừng phạt được áp dụng.”

Chính quyền của Tổng thống Trump  đã phải mất vài ngày mới thấy được rằng họ đang gián tiếp mang lại lợi ích thay vì làm tổn thương nền kinh tế Nga bằng các lệnh trừng phạt. Donald Trump đã có dòng tweet bày tỏ sự giận dữ, cho rằng Nga bằng cách nào đó đang tham gia vào những hoạt động tiền tệ không minh bạch. Thực tế ông Trump nên tự đổ lỗi cho chính mình chứ không phải chính quyền Nga về việc không cân nhắc kĩ các quyết sách của mình, gây ra phản tác dụng và bất lợi cho phương Tây.

Dòng tweet của Tổng thống Donald Trump cho rằng Nga và Trung Quốc đang tham gia các hoạt động tiền tệ không minh bạch.

Theo các nhà phân tích, có thể hành động của Tổng thống Mỹ là có nguyên do, tất nhiên giả thuyết này sẽ không được Donald Trump hay bất cứ thành viên đảng Cộng hòa nào công nhận nhưng có vẻ như ở mức độ lớn hơn, lợi ích của Nga và lợi ích của các nhà tài trợ cho đảng Cộng hòa tại Mỹ có những lợi ích đồng nhất.

Một số nhà tài trợ cho đảng Cộng hòa đến từ lĩnh vực khai thác nhiên liệu, ví dụ Harold Hamm Giám đốc điều hành của Continental Resources, một công ty dầu mỏ có trụ sở tại Oklahoma, là người đã thể hiện ủng hộ Trump từ rất sớm. Trong danh sách các tổ chức đã gây quỹ ủng hộ cho cuộc tranh cử Tổng thống của Trump có sự góp mặt của nhiều nhân vật trong ngành dầu mỏ của Mỹ như: Chevron, Exon, BP và Citgon Petroleum.

Các công ty dầu mỏ của Mỹ hiển nhiên cũng muốn giá dầu tăng, và cách để giữ giá dầu cao là gây bất ổn chính trị. Thật may mắn cho họ vì Tổng thống Trump và một số chính sách của ông lại là một nguồn gây bất ổn chính trị, mang lại nguồn lợi từ ngành công nghiệp tỷ đô này.

Dương Thuỳ Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !