Mỹ: Chính trường đang giết chết thương trường

Sau khi chính phủ thoát vỡ nợ trong gang tấc, giới kinh doanh và các nhà kinh tế Mỹ nhận ra một điều: nguy cơ tiềm tàng đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chính là những đại biểu dân cử của chính họ.
Mỹ: Chính trường đang giết chết thương trường - ảnh 1
Chính các quan chức ở Quốc hội đang khiến cả nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên bấp bênh.

Hạn định ngân sách, khủng hoảng nợ, cắt giảm chi tiêu bừa bãi và tắt máy chính phủ 16 ngày có thể không đủ để đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái. Nhưng sai lầm chính sách của Washington trong những năm gần đây đã làm chậm lại một cách đáng kể sự tăng trưởng kinh tế và khiến 2 triệu người không có công ăn việc làm, theo những ước tính gần đây cho thấy.

Cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ là một lý do lớn. Nhưng khủng hoảng chính quyền cũng có thể khiến các doanh nghiệp phải ngồi trên đống tiền của họ mà không thể tiến hành xây dựng nhà máy mới, mua sắm thêm trang thiết bị và thuê thêm công nhân, một số nhà kinh tế nhận định.

“Càng ngày tôi càng cho rằng lý do nền kinh tế của chúng ta không thể tăng trưởng hơn là bởi sự thiếu ổn định của Washington”, Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody cho biết.

Quốc hội Mỹ hôm thứ Tư đã bỏ phiếu thông qua việc mở cửa chính phủ trở lại và nâng quyền vay nợ cho tới tháng 2/2014. Tuy nhiên, thỏa thuận này không đủ để giải quyết các tranh chấp tiền ẩn có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới. Nhiều người lo sợ sự bế tắc có thể diễn ra một lần nữa trong vài tháng tới đây. Một cuộc họp giữa Quốc hội và chính phủ Mỹ sẽ được thiết lập để tìm thỏa thuận ngân sách lâu dài hơn, nhưng rất ít hy vọng nó sẽ thành công.

Grey Valliere, một nhà phân tích thuộc Nhóm nghiên cứu Potomac bình luận cho rằng đã có nhiều cuộc khủng hoảng nối đuôi nhau xảy ra và nó ăn mòn nền kinh tế Mỹ: “Nếu bạn là thương nhân, làm thế nào để kinh doanh trong môi trường như thế?”.

Hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp ở Mỹ, trong đó có ông Laurence Finnk, Giám đốc điều hành của gã khổng lồ BlackRock, cho rằng thị trường Mỹ đang suy thoái vì khủng hoảng chính quyền. Nó tác động đến nền kinh tế, ảnh hưởng đến tạo việc làm trong thời điểm mà nước Mỹ rất cần tạo ra nhiều việc làm hơn nữa.

Tốc độ phục hồi từ cuộc suy thoái 2008-2009 của Mỹ bị chậm lại bất thường. Hiện tại, tổng sản lượng kinh tế của nước này cao hơn so với trước suy thoái, vậy nhưng mức độ đầu tư tư nhân vẫn còn thấp hơn so với năm 2007. Tốc độ thuê và sử dụng lao động cũng chậm hơn so với trước suy thoái.

Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bớt căng thẳng, Washington đã tạo ra một cú sốc khác. Đảng Dân chủ thông qua những cải cách mạnh mẽ đối với hệ thống y tế và lĩnh vực tài chính trong năm 2010, bất chấp giá trị mà họ có, áp đặt lên những thay đổi đau đớn lên hai trụ cột của nền kinh tế hậu công nghiệp của Mỹ.

Những sự khó chịu đối với luật y tế đã giúp đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện vào năm 2010, tạo ra một chính quyền đầy chia rẽ với sự tranh cãi lặp đi lặp lại về các loại thuế và chi tiêu công. Đã từng có một sự bế tắc trần nợ vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2011, mở đầu cho những cuộc khủng hoảng chính quyền liên tiếp diễn ra sau đó.

Mỹ: Chính trường đang giết chết thương trường - ảnh 2
Chỉ số S&P 500 của Mỹ trở nên thiếu tính ổn định và đi xuống sau mỗi lần khủng hoảng chính quyền xảy ra ở Washington.

Cuộc khủng hoảng mới đây nhất đã đi qua khi Quốc hội bỏ phiếu chấm dứt thảm hoạt ở phút cuối. Nhưng những khủng hoảng chính quyền đẩy sự tự tin của người tiêu dùng xuống đáy vực. Chỉ số S&P 500 đã giảm 17% và sẽ phải mất hơn 6 tháng để phục hồi đà tăng trưởng.

Thỏa thuận trần nợ này đã kêu gọi cắt giảm mạnh về chi tiêu quốc phòng, xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học và các loại hình chi tiêu khác mà Quốc hội Mỹ phải phê duyệt hàng năm. Cộng với nền kinh tế được cải thiện, việc mạnh tay cắt giảm chi tiêu đã giúp thâm hụt ngân sách Mỹ giảm từ 8,7% GDP trong năm tài chính 2011 sẽ xuống còn khoảng 3,9% GDP khi kết thúc năm tài chính 2013.

Nhưng những biện pháp thắt chặt chi tiêu này đang dần phải trả giá.

Trong một báo cáo công bố hôm thứ Hai (14/10), một công ty tư vấn kinh tế vĩ mô ước tính có khoảng 1,2 triệu người Mỹ sẽ đi làm trở lại sau khi Quốc hội duyệt khoản tiền chi tiêu cho chính phủ. Công ty này cũng ước tính “hành vi thất thường” của Washington cũng đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên khoảng 900.000 việc làm.

Ước tính việc chính phủ Mỹ thắt lưng buộc bụng tài chính có giá lên đến 2,25 triệu việc làm. Nếu không có những biện pháp thay đổi, tỷ lệ thất nghiệp sẽ là 7,7% chứ không dừng lại ở con số 6,3% như hiện nay.

Nhiều người cho rằng, các chính sách cắt giảm chi tiêu cần phải được tiến hành từ tốn để không làm tổn thương đến nền kinh tế. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã gọi những nỗ lực cắt giảm thâm hụt của Mỹ là “quá nhanh và thiếu tính sáng tạo”. Đợt cắt giảm mạnh mẽ hồi tháng Sáu sẽ làm giảm gần như một nửa sự tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay.

Tuy nhiên, mặc dù Washington có thể phải chịu trách nhiệm về nền kinh tế mờ nhạt, điều này có thể không ảnh hưởng nhiều đến Phố Wall.

Nhiều nhà kinh tế đã dự đoán trước về việc Cục Dự trữ liên bang (FED) bắt đầu thu hẹp quy mô chương trình kích thích tiền tệ khổng lồ của họ vào tháng trước. Sự hỗn loạn trong Quốc hội sẽ không còn nhiều ý nghĩa tác động lên trái phiếu của các nhà kinh doanh cho đến đầu năm sau. Thị trường Mỹ đang bắt đầu học cách sống chung với những khủng hoảng ở Washington.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !