Mỹ cân nhắc đưa Triều Tiên vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố
Phát biểu trên CNN hôm 21/12, Tổng thống Obama cho hay, ông không xem vụ tin tặc diễn ra tuần trước là một hành động chiến tranh, nhưng là một hành động phá hoại qua mạng gây rất nhiều thiệt hại.
ổng thống Mỹ Barack Obama. |
Triều Tiên phủ nhận cáo buộc đã tấn công mạng vào Hãng phim Sony để đăng tải những email quấy nhiễu và nhiều thông tin riêng tư khác.
Tin tặc còn tự gọi mình là “Người bảo vệ Hòa bình” và cảnh báo những ai tham dự buổi công chiếu phim The Interview của hãng sẽ phải gánh chịu “số phận cay đắng”. The Interview có nội dung về việc Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) thuê hai nhà báo giết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trước đó cùng ngày, Phòng chính sách của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên phát đi một tuyên bố phủ nhận cáo buộc và cho biết chính quyền Obama có liên quan đến việc sản xuất bộ phim trên và cảnh báo Triều Tiên đang thực hiện một hành động để “đáp trả”.
Triều Tiên khẳng định có thể chứng minh được rằng Bình Nhưỡng không liên quan tới vụ tấn công và yêu cầu điều tra chung, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ phải chịu “hậu quả nghiêm trọng” nếu không chấp nhận lời mời tham gia điều tra chung.
Mỹ đã từ chối lời mới đó và đang yêu cầu Trung Quốc giúp ngăn chặn tấn công mạng từ Bình Nhưỡng.
Sau vụ tấn công trên, Chủ tịch Michael Lynton của Hãng phim Sony cho biết, họ buộc phải dừng công chiếu bộ phim vì các rạp chiếu phim ở Mỹ từ chối bộ phim này. Tuy nhiên, ông Lynton khằng định, Sony sẽ không đầu hàng tin tặc và đang cố tìm cách để mọi người xem được bộ phim, có thể là qua dịch vụ video theo yêu cầu hoặc trên Internet.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Đài Tiếng nói nước Mỹ (VOA), một dịch vụ truyền thông đa phương tiện chính thức của Mỹ, phổ biến thông tin bằng hơn 40 ngôn ngữ.