Mỹ bàng quan với cuộc tị nạn châu Âu

Trong lúc nhiều gia đình người tị nạn đang tuyệt vọng tập trung quanh trạm sạc điện thoại trong trại tị nạn ở làng Adasevci (Serbia), cuộc tranh cử Tổng thống ở Mỹ đang diễn ra rất căng thẳng.

Mặc dù tâm trạng mệt mỏi, yêu cầu đầu tiên của những người chạy nạn không phải là nước uống, thực phẩm hay tã dành cho trẻ em. Họ đã phải liên tục di chuyển trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng, do đó họ muốn liên lạc với những người thân thích ở lại vùng chiến và có thể sẽ không bao giờ gặp lại.

Mỹ bàng quan với cuộc tị nạn châu Âu - ảnh 1

Một phụ nữ trẻ người Syria cạnh hàng rào biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia.

Dòng người tị nạn là một trong những hệ quả của các cuộc xung đột ở Trung Đông. Tính đến nay, một triệu người đã vào châu Âu qua đường biển, trong khi một triệu người khác thì đang kẹt lại ở khu vực biên giới. Trong bối cảnh đó, các đảng cực hữu lợi dụng thời cơ để vùng lên, trong khi đó những cam kết tự do ngôn luận và mở cửa biên giới đang dần bị hủy hoại. Lãnh đạo các nước châu Âu thất vọng khi không có sự trợ giúp của Mỹ và tiếp tục cáo buộc Nga can thiệp quân sự.

Một điều hiển nhiên đó là, vấn đề di dân đã trở nên rất nghiêm trọng và đến nay vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nào. Trong khi đó, cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa lại trở thành một cuộc chơi mà các bên đấu đá nhau và coi những vấn đề của quốc tế là có thể dễ dàng giải quyết. Ví dụ, Donald Trump hứa sẽ “tiêu diệt IS”, nhưng chiến lược mà ông đưa ra lại là “tin tôi đi, chúng ta có thể làm được”.

Những người tị nạn đã vào lãnh thổ Serbia sau khi vượt qua Macedonia ở phía Nam, sau một hành trình lên đến hàng ngàn km. Một chiếc xe bus đã đưa họ đến làng Adasevci và họ được chăm sóc tạm thời tại trại tị nạn ở đây. Sau đó, những người này sẽ đáp một chuyến tàu hỏa gần đó để vào Croatia và hi vọng rằng họ có thể tiếp tục đi về phía Bắc.

Nhưng khi các nước giàu có ở phía Bắc trở nên lạnh nhạt với việc đón người chạy nạn, tình hình ở khu vực biên giới sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mới đây Thụy Điển tuyên bố họ đóng cửa biên giới của mình, tiếp sau đó, đến lượt Áo cũng làm theo. Nhiều khả năng Đức sắp tới cũng sẽ buộc phải phong tỏa biên giới. Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras phát biểu rằng “Chúng tôi không chấp nhận biến đất nước thành một kho chứa người chạy nạn”.

Chừng nào IS vẫn còn lộng hành, Taliban dần quay trở lại, nội chiến tiếp tục ở Iraq, Syria, Libya và Yemen, số người tị nạn sẽ còn tiếp tục tăng. Serbia không thể giải quyết vấn đề này và nếu không có chính sách cụ thể, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng.

Từ lâu, người Mỹ đã mong muốn những giải pháp nhanh gọn và dễ dàng nhằm giải quyết một vấn đề mang tầm quốc tế. Vào thời Tổng thống Mỹ George W. Bush, ông đã thực hiện chiến dịch chống khủng bố, nhưng thế giới không hưởng ứng. Sau đó Tổng thống Obama tin rằng việc rút lui khỏi cuộc chiến sẽ khiến xung đột chấm dứt. Một lần nữa, thế giới không tỏ ra mặn mà với quyết định này.

Mỹ bàng quan với cuộc tị nạn châu Âu - ảnh 2

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Mỹ và Nga đã lập ra thỏa thuận đình chiến tại Syria.

Giờ đây, Thượng nghĩ sĩ Ted Cruz, một ứng cử viên của đảng Cộng hòa tuyên bố trước người dân Mỹ rằng nước này đủ sức đánh bom hủy diệt IS, trong khi ứng cử viên đảng Dân chủ Bernie Sanders cho biết ông sẽ kếu gọi Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ả Rập Xê út điều quân để chia sẻ gánh nặng đối với Mỹ.

Thực tế, vấn đề xung đột ở Trung Đông sẽ không có giải pháp nào mà không cần đến những nỗ lực lâu dài của Mỹ về mặt ngoại giao, kinh tế và quân sự. Đó là một quá trình có thể thành công nhưng cũng mang lại rủi ro lớn.

Tại Adasevci, một phụ nữ 25 tuổi cho biết cô đã đi bộ từ Afghanistan, đi qua Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chồng minh, cô con gái 4 tuổi và những người họ hàng khác. Khi được hỏi vì sao cô phải rời bỏ quê hương, cô nói “Taliban đã quay trở lại. Ở Afghanistan đang có chiến tranh, không có thực phẩm và trường lớp không hoạt động”.

Cô nói rằng cô hi vọng sẽ đến được Đức. “Chúng tôi nghe nói rằng ở đó điều kiện sống rất tốt và ổn định”, cô nói. “Nhưng khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi muốn quay trở về”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Washington Post, nhật báo lớn nhất và là lâu đời nhất tại Washington D.C, Mỹ. Bên cạnh những tờ báo lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal và Los Angeles Times, The Washington Post thường đăng tải các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội và những khía cạnh khác của chính phủ Mỹ.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !