Mỹ "âm thầm" giúp Trung Quốc phát triển vũ khí tối tân như thế nào?

Nhiều nhà nghiên cứu đã quay trở về Trung Quốc làm việc sau thời gian công tác tại các phòng nghiên cứu cấp cao ở Mỹ. Đây chính là nguồn nhân lực giúp Trung Quốc phát triển hàng loạt vũ khí mới hiện đại.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), chính phủ Trung Quốc đã tìm nhiều cách để thu hút các nhà nghiên cứu công tác tại các cơ quan nghiên cứu nước ngoài trong đó có Mỹ về nước làm việc đặc biệt là ngành quân sự.

Sau khi về nước, những nhà nghiên cứu này đã tham gia nhiều dự án quân sự lớn của Trung Quốc như sản xuất vũ khí siêu thanh có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa, thiết kế tàu ngầm hoạt động siêu êm để tuần tra khu vực bờ biển phía tây nước Mỹ. 

Mỹ

Sự ra đời của các tàu ngầm hoạt động siêu êm của Trung Quốc có phần đóng góp không nhỏ từ các nhà khoa học từng làm việc ở Mỹ.

Cụ thể, trong hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã tìm cách lôi kéo các nhà khoa học tài năng làm việc trong các phòng nghiên cứu ở Mỹ như phụ trách chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và nhiều cơ sở nghiên cứu quân sự khác cũng như ở NASA và các công ty quốc phòng như Lockheed Martin và Boeing.

Trong đó, nhiều nhà khoa học trở về Trung Quốc sau thời gian công tác ở Phòng Nghiên cứu quốc gia Los Alamos ở bang New Mexico, nơi khai sinh ra bom nguyên tử hay Phòng Nghiên cứu quốc gia Lawrence Livermore thuộc bang California, nơi phụ trách chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ và cả Phòng Nghiên cứu Không quân ở căn cứ Không quân Wright-Patterson thuộc bang Ohio. 

Dù con số cụ thể số nhà khoa học từng làm việc ở Mỹ quay trở về Trung Quốc chưa được thống kê nhưng việc nhiều nhà khoa học từ Phòng Nghiên cứu Los Alamos đang làm việc ở các trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở Trung Quốc, đã khiến nhiều người đặt ra danh xưng "Câu lạc bộ Los Alamos". 

Phòng Nghiên cứu Los Alamos đã thuê một lượng lớn các nhà khoa học nước ngoài tới làm việc nhằm bù đắp số lượng nhà khoa học và kỹ sư tài năng người Mỹ. Theo trang web của Los Alamos, hơn 4% trong tổng số gần 10.000 nhân viên ở đây là người châu Á. 

Năm 1999, Mỹ từng cáo buộc nhà vật lý hạt nhân người Mỹ gốc Đài Loan Wen Ho Lee cung cấp bản thiết kế đầu đạn hạt nhân hiện đại nhất của Mỹ cho Trung Quốc. Ông Wen vốn có thời gian làm việc tại Los Alamos. Tới năm 2006, do không có đủ bằng chứng, Mỹ đã phải từ bỏ cáo buộc với ông Wen. Tuy nhiên, giới truyền thông cũng đã đặt ra giả thuyết nghi ngờ về hoạt động của các nhà khoa học Trung Quốc tại cơ sở này. 

Một trong những thành công lớn nhất của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài về nước phải kể tới ông Qian Xuesen, người từng công tác ở Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1955. Chính ông Qian là người giúp Trung Quốc mở ra ngành nghiên cứu rocket vũ trụ và quân sự. 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc càng đẩy mạnh hoạt động thu hút nhân tài ở nước ngoài trong ngành nghiên cứu quốc phòng bằng cách hứa hẹn cơ hội thăng tiến và tiền bạc. 

Một trong những nhà khoa học trở về từ Los Alamos còn có Giáo sư Chen Shiyi. Ông Chen từng giữ chức Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phi tuyến tính thuộc Phòng Nghiên cứu Los Alamos. Tuy nhiên, ông này đã từ bỏ chức vụ vào năm 1999 để trở về Trung Quốc năm 2001. Hiện, ông Chen đang làm giám đốc một phòng nghiên cứu tại Đại học Peking. Đây cũng chính là nơi đứng đầu trong việc phát triển phương tiện phóng siêu thanh (HGV) của Trung Quốc. 

Hồi tháng Tư năm ngoái, Trung Quốc đã cho thử nghiệm một HGV có tốc độ di chuyển lên tới 11.000 km/h, nhanh gấp 10 lần vận tốc âm thanh. Với tốc độ này, Trung Quốc có thể phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tới bất cứ khu vực nào trên Trái đất chỉ trong một giờ đồng hồ. Và cũng với tốc độ này, không một hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể chống đỡ. 

Vụ thử nghiệm trên đòi hỏi Trung Quốc phải có các cơ sở nghiên cứu hiện đại như hệ thống đường hầm gió tốc độ cao và phòng nghiên cứu của ông Chen là một nơi như vậy. 

Theo một nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), ông Chen chính là người thuyết phục chính phủ nước này xây dựng một đường hầm gió tốc độ cao để phát triển HGV. Và khi công trình này được thông báo hoàn thành vào năm 2010, nó đã trở thành cơ sở thứ 3 trên thế giới và cơ sở duy nhất hoạt động ngoài lãnh thổ Mỹ.  

Vào năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã chỉ định ông Chen làm người đứng đầu Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam (SUSTech), với tham vọng biến nơi đây thành "Đại học Standford" của Trung Quốc. Việc đầu tiên mà ông Chen làm là tập hợp các nhà khoa học từng làm việc ở Los Alamos tới giảng dạy và nghiên cứu tại SUSTech. 

Tuy nhiên, không phải nhà khoa học Trung Quốc nào từng làm việc ở Mỹ khi trở về nước đều công tác trong lĩnh vực nghiên cứu quân sự. Cụ thể, ông Li Ning từng làm việc ở Los Alamos vào thập niên 90, hiện đang phụ trách phát triển chương trình sản xuất các nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới hoạt động hiệu quả, an toàn và sạch hơn. 

Theo Tiến sĩ Hang Wei, người từng công tác ở Los Alamos trong 8 năm và trở thành Giáo sư hóa học tại Đại học Hạ Môn vào năm 2005, việc các nhà khoa học trở về Trung Quốc "chỉ đơn thuần là làm việc" chứ không tạo ra mối đe dọa tới an ninh nước Mỹ. 

Theo SCMP, dù chính phủ Mỹ biết rất rõ về việc nhiều chuyên gia Trung Quốc trở về nước làm việc nhưng họ không thể ngăn cản bởi các nhà khoa học có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc.

"Nếu Tổng thống Donald Trump ra lệnh cấm các nhà khoa học nước ngoài tới làm việc ở các phòng nghiên cứu của Mỹ, những cơ sở này sẽ bị đóng cửa ngay lập tức bởi người Mỹ không hứng thú với việc trở thành nhà khoa học", SCMP viết. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !