Mỹ: 5 ngày hỗn loạn vì cảnh sát bắn chết dân thường

Bạo loạn ở Missouri sau khi một thanh niên da đen chết đã chấm dứt. Cuộc khủng hoảng 5 ngày cho thấy tại Mỹ, câu chuyện phân biệt chủng tộc chưa thể chấm dứt.

Vào ngày 9/8, tại thị trấn Ferguson, Missouri, một thanh niên da màu có tên là Michael Brown đã bị một cảnh sát địa phương bắn nhiều phát súng vào người và tử vong. 

Chính quyền khu vực này cho biết, Brown đã cố gắng tấn công viên cảnh sát để giật lấy khẩu súng của anh ta. Tuy nhiên, người bạn đi cùng Brown đã phản bác kết luận này, nói rằng Brown không có vũ khí và đã đầu hàng trước đó.

Mỹ: 5 ngày hỗn loạn vì cảnh sát bắn chết dân thường - ảnh 1

Biểu tình yêu cầu chấm dứt bạo lực với người dân tại thị trấn Ferguson, bang Missouri, Mỹ.

Vụ việc xảy ra đã khiến người dân địa phương tức giận và tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính quyền. Cuộc biểu tình kéo dài trong 5 ngày nhanh chóng biến thành một vụ đụng độ hỗn loạn giữa cảnh sát và người dân.

Hàng trăm người dân Missouri giận dữ xuống đường, yêu cầu chính quyền công khai danh tính của nhân viên cảnh sát đã giết hại Brown. Bạo loạn xảy ra, những kẻ trộm cướp và phá hoại đập phá các doanh nghiệp địa phương. Một trạm xăng tư nhân có tên Quiktrip đã bị đốt cháy.

Trong nhiều ngày, cảnh sát địa phương sử dụng hơi cay, đạn cao su để chặn cuộc biểu tình. Cơ quan hàng không liên bang đã buộc phải tuyên bố Ferguson là một khu vực cấm bay khi có tuyên bố rằng người biểu tình đã bắn vào một chiếc trực thăng.

Ngày 13/8, một người đàn ông thậm chí đã chĩa súng vào lực lượng cảnh sát bạo động, tuy nhiên sau đó đã bị bắn và bị thương vào tay cầm súng. Ở nơi khác, một phụ nữ cũng bị thương vì cầm súng trong tay.

Jay Nixon, thống đốc bang Missouri, nói rằng cái chết của Brown giống như “một vết thương cũ bị một vết rách mới”, hàm ý căng thẳng giữa người dân và lực lượng cảnh sát đã từng xảy ra nhiều lần trước đây.

Thành phố đã yêu cầu công dân của họ biểu tình hạn chế, chỉ được tổ chức vào ban ngày. Tuy nhiên, nhiều người đã không chấp hành lệnh giới nghiêm. Trong đêm 13/8, cảnh sát đã dựng một bức tường xe bọc thép và các tay súng bắn tỉa trên nóc để ngăn chặn người biểu tình. Khi người biểu tình từ chối về nhà, cảnh sát đã giải tán họ bằng lựu đạn khí và súng hơi cay. Một vụ giẫm đạp xảy ra ngay sau đó.

Mỹ: 5 ngày hỗn loạn vì cảnh sát bắn chết dân thường - ảnh 2

Bạo loạn đã xảy ra, cảnh sát đã bắn súng hơi cay và đạn cao su vào những người biểu tình. Ảnh: AP

Dân số Ferguson có hơn 2/3 là người da màu, tuy nhiên, lực lượng cảnh sát chỉ có 3 nhân viên da đen. Trước đây, khu vực này chưa hề ghi nhận các vụ căng thẳng về phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng mâu thuẫn đã âm ỉ từ rất lâu trước đó. Khi trở thành mục tiêu chú ý của cảnh sát, Michael Brown đã cảm thấy khó chịu vì cho rằng bị phân biệt, dẫn đến vụ việc đau lòng xảy ra. Tại thị trấn này, doanh số bán súng đã tăng vọt do những lo ngại về an toàn của cá nhân.

Vụ nổ súng xảy ra không lâu sau khi Eric Garner, một người đàn ông da đen, đã bị giết trong một vụ bắt giữ tại New York. Còn vào năm 2013, một người đàn ông không vũ khí có tên là Jonathan Ferrell đã bị một cảnh sát Bắc Carolina bắn 10 phát súng vào người.

Các cuộc biểu tình đã lan ra tới một số thành phố khác của Mỹ, trong đó có New York. Các phương tiện truyền thông địa phương đã đưa tin cho thấy những đám đông tụ tập tại các địa điểm công cộng để yêu cầu chính quyền công khai danh tính kẻ sát nhân, họ hô vang khẩu hiệu “Tên là gì?”.

Để tìm cách xoa dịu tình hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi cảnh sát tôn trọng các cuộc biểu tình hòa bình của người dân. Trong khi ông Nixon nói rằng thị trấn Ferguson “giống như một khu vực đang có chiến tranh, và điều đó là không thể chấp nhận".

Cảnh sát Missouri cũng có những động thái để làm giảm căng thẳng. Theo đó, họ lập tức thay thế cảnh sát trưởng khu vực là một người da trắng thành một người da màu. Cảnh sát trưởng mới của Ferguson hiện nay có tên là Ron Johnson. Johnson đã tiến hành một chiến dịch xử lý khủng hoảng mới, thay việc sử dụng các biện pháp cứng rắn, súng ống và bạo lực bằng một phương pháp ôn hòa và tích cực hơn. Ông cho các nhân viên da màu của mình mặc thường phục, trà trộn vào đám đông biểu tình và tách rời họ ra thành từng nhóm nhỏ. Sau đó, ông trực tiếp nói chuyện với nhóm người biểu tình này.

Mỹ: 5 ngày hỗn loạn vì cảnh sát bắn chết dân thường - ảnh 3

Tân cảnh sát trưởng người da đen Ron Johnson của bang Missouri đã xuống đường, nói chuyện với những người biểu tình. Căng thẳng đã tạm thời chấm dứt tại khu vực này.

“Tất cả là vì cậu thanh niên này”, Johnson nói với phóng viên của hãng tin CNN, đồng thời ông giơ cao tấm hình của Brown trong tiếng la hét đồng thuận của những người biểu tình, “Vì công lý cho tất cả mọi người”.

Chiến thuật mới của Johnson đã phát huy tác dụng, đêm thứ Năm (14/8), bình yên đã trở lại thị trấn nhỏ của bang Missouri. Hãng tin CNN và tờ The Los Angeles Time đưa tin cho biết, chính quyền sẽ chính thức công bố danh tính của nhân viên cảnh sát đã bắn chết Brown vào ngày 15/8. Tuy nhiên, những tác động của cuộc biểu tình chắc chắn không thể ngay lập tức được dẹp bỏ hoàn toàn. Và những ác cảm về định kiến phân biệt chủng tộc tại quốc gia đa sắc tộc nhất thế giới sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Tại Mỹ, số người bị cảnh sát bắn chết không được công bố rộng rãi. Các vụ cảnh sát nã súng đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể, tại New York, số vụ cảnh sát bắn chết người vào năm 1990 là 39 lần, nhưng chỉ còn 8 vụ trong năm 2010.

Tuy nhiên, kể từ khi cảnh sát địa phương được quyền không cần công bố chi tiết các vụ việc, nước Mỹ đã rất khó khăn để giữ gìn hình ảnh quốc gia, theo nhận định của ông David Klinger thuộc Đại học Missouri.

Một nghiên cứu của  Sở Tư pháp Mỹ năm 2011 cho thấy cảnh sát giết chết trung bình khoảng một người mỗi ngày. FBI nhận định hầu hết những vụ cảnh sát giết người trong điều kiện chính đáng, tuy nhiên những vụ nã súng không chính đáng vẫn còn rất nhiều. Nếu cảnh sát được trang bị máy ảnh hoặc máy quay phim trên người, việc phân biệt lý do bắn súng của cảnh sát có thể trở nên dễ dàng hơn. Tại California, các vụ dân chúng khiếu nại cảnh sát đã giảm đến 90%, các vụ sử dụng vũ lực giảm 60% từ khi cảnh sát được trang bị camera cá nhân.

Phan Sương (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !