Muôn vàn nỗi niềm khi học sinh Hà Nội quay lại trường

Hà Nội đã cho phép học sinh ở 18 huyện, thị xã ngoại thành tới trường nhưng nhiều phụ huynh vừa mừng lại vừa lo lắng, thấp thỏm.

Cụ thể, học sinh của 18 huyện và thị xã có mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ cho các khối lớp 5, 6, 9, 12 quay trở lại trường học. Còn 12 quận nội thành Hà Nội vẫn tiếp tục học theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Như vậy, theo chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, 18 huyện, thị xã có tên sau đây sẽ được phép cho học sinh đi học lại gồm Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, thị xã Sơn Tây.

Tuy nhiên, để mở cổng trường học, thành phố đưa ra nhiều quy định như: các trường ở xã, phường, thị trấn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, trong 14 ngày tính đến thời điểm 8/11 không có các ca F0 trong cộng đồng; trường học phải được đánh giá an toàn theo bộ 16 tiêu chí do Hà Nội ban hành; giáo viên không tiêm đủ 2 mũi không được tới trường…

Ngay sau khi nhận thông báo cho học sinh 18 huyện, thị xã ở Hà Nội đi học trở lại, các hội nhóm phụ huynh bàn luận vô cùng sôi nổi về vấn đề này. Nhiều người không ủng hộ việc cho học sinh đến trường vì các con chưa được tiêm vắc xin nhưng cũng có những người ủng hộ vì bây giờ là thời điểm cần thiết khi các em chuẩn bị bước vào kiểm tra giữa học kỳ sau gần 3 tháng học.  

{keywords}
Học sinh sẽ được đo thân nhiệt khi quay lại trường

Có con quay trở lại trường học vào ngày 8/11 tới đây, chị Nguyễn Thị Hà (Đan Phượng, Hà Nội) vẫn không khỏi băn khoăn, lo lắng vì con chưa được tiêm vắc xin.

Chị Hà cho biết chị mong muốn con mình sớm được tiêm vắc xin để đến trường học tập một cách tốt nhất và bố mẹ cũng yên tâm.

“Học trực tuyến có nhiều hạn chế nhưng nếu so sánh với sức khỏe của con thì tôi vẫn phải đặt sức khỏe của con lên hàng đầu nhất là khi mấy ngày nay Hà Nội liên tục ghi nhận những ca mắc mới”, chị Hà nói.

Nhiều phụ huynh khác ở huyện Ba Vì thì mong ngóng từng ngày để con em họ sớm quay trở lại trường, bởi theo họ nhịp sống đã quay trở lại bình thường, khu họ sống cũng là vùng xanh lâu nay.

Hơn nữa, lịch kiểm tra thi của các con đã đến gần nếu vẫn cứ học trực tuyến thì áp lực dồn lên cả phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Chị Nguyễn Thu Trà (Ba Vì, Hà Nội) cho hay: "Từ khi khai giảng năm học mới các con đã phải học trực tuyến.

Lâu nay Ba Vì không có ca mắc mới, người dân cũng được tiêm đủ 2 mũi, trong khi các con lúc nào cũng quanh quẩn với cái máy tính, hết học thì làm bài tập, đủ các loại phần mềm cũng rất mệt mỏi.

Quan trọng là lớp học khá đông, các con không có nhiều cơ hội tương tác với cô. Học trực tuyến kéo dài không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các con.

Hôm trước tôi nói tuần tới con được đến trường học rồi, thằng bé háo hức ra mặt luôn", chị Trà cho hay.

Bà Bùi Thị Thu Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đan Phượng cho biết hiện nay ở địa bàn mới chỉ có 80% giáo viên tiêm vắc xin mũi 2 và theo quy định của Hà Nội thì 20% giáo viên còn lại sẽ phải dạy học trực tuyến cho đến thời điểm tiêm phủ 100%.

“Do thiếu giáo viên nên phương án chia đôi lớp học khó khả thi, dự kiến sẽ cho học sinh học theo lớp nhưng cách 1 lớp và không ra chơi và không tập trung đông học sinh cùng lúc ở cổng trường, giữa giờ học để đảm bảo an toàn cho các em”, bà Hằng nói.

Còn ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng GDĐT huyện Thanh Trì thì cho biết: "Tính từ ngày 24/10 đến nay địa phương không có ca F0, đồng thời cơ sở vật chất cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để đón các em quay lại trường sau thời gian dài học trực tuyến. Vì vậy, nếu đến ngày 8/11, nếu địa phương không xuất hiện ca F0 nào thì Phòng sẽ cho học sinh các khối 5, 6, 9 đi học theo kế hoạch của TP Hà Nội".

Hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn có những ca lây bệnh trong cộng đồng, việc tiêm phòng dịch chưa thực hiện nên nhiều người khá lo lắng. “Các trường sẽ tăng cường công tác phòng chống dịch, rửa tay sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, học sinh ngồi giãn cách, không tập trung đông người…", ông Ngát cho biết .

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !