Mức chi cho an toàn thực phẩm ở Việt Nam thấp, nhân lực thiếu

Theo ThS. Trương Thị Thúy Thu - Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế nguồn nhân lực và nguồn kinh phí thấp trong công tác an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay gây ra nhiều hạn chế.

Nhân lực và ngân sách cho an toàn thực phẩm ở Việt Nam còn thấp. Ảnh Khánh Ngọc.

Các nước chi cho an toàn thực phẩm như thế nào?

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống như E.coli, tả, thương hàn... Vi khuẩn lưu hành, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và thức ăn đường phố được coi là những ổ vi khuẩn nguy hiểm nhất.

Trong khi đó, đến nay bộ máy an toàn thực phẩm của nước ta vẫn còn rất hạn chế đặc biệt là về nguồn nhân lực cũng như ngân sách dành cho an toàn thực phẩm.

So sánh với các nước khác như Mỹ, thạc sĩ Thu cho biết tại Mỹ luật (quy định bắt buộc) ban hành năm 1927, nhiều lần sửa đổi để phù hợp thực tiễn. Tổ chức thành lập 1927 thuộc Bộ Nông nghiệp, đến An ninh liên bang, sau cùng là Bộ Y tế . Nhân lực chỉ riêng trung ương khoảng trên 10.000 người không kể các bang.

Về tài chính, Mỹ chi cho công tác an toàn thực phẩm khoảng 1.500 tỷ USD (trên 30.000 tỷ VND), hàng năm tăng liên tục. Kinh phí chi cho ngộ độc thực phẩm: 500 triệu USD/năm. Ngộ độc thực phẩm: 5% dân số, khoảng gần 80.000.000 ca mắc, gần 400.000 ca nhập viện, trên 5000 ca tử vong liên quan thực phẩm.

Tại Mỹ, vấn đề an toàn thực phẩm đang gây bức xúc cho cộng đồng đó là tình trang thực phẩm nhiễm vi sinh vật, chứa hormon tăng trưởng, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, khủng bố sinh học vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Tại Nhật Bản, công tác an toàn thực phẩm của Nhật Bản luôn được quan tâm. Nhật đã ban hành Luật An toàn thực phẩm từ năm 1947, nhiều Pháp lệnh liên quan thực phẩm. Tổ chức về an toàn thực phẩm được thành lập 1947 nay thuộc Bộ Y tế. Nói đến nguồn nhân lực cho lĩnh vực an toàn thực phẩm, Thạc sĩ Thu cho biết hiện tại Nhật Bản riêng bộ máy ở trung ương đã có tới hơn 10.000 người, chủ yếu phân cấp cho địa phương.

Hàng năm, tại Nhật vẫn xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê ngộ độc thực phẩm tại đây khoảng 30.000 ca/100.000 dân . Người dân Nhật Bản vẫn bức xúc vì việc người tiêu dùng luôn đối mặt với thực phẩm nhiễm kim loại nặng, phóng xạ (hải sản tiêu thụ gấp 4 lần các quốc gia khác).

Tại Trung Quốc năm 1995 Trung Quốc mới ban hành Luật An toàn thực phẩm, muộn hơn Nhật Bản rất nhiều, nhưng Trung Quốc cũng dành nhiều nhân lực đặc biệt là tập trung ở mảng thanh tra. Kinh phí đầu tư cho an toàn thực phẩm hàng năm ở Trung Quốc không được công khai.

Theo thống kê của cơ quan an toàn thực phẩm trung ương, nước này hàng năm có khoảng 15.000 ca nhập viện, gần 300 ca tử vong/năm do vấn đề ngộ độc thực phẩm. Hiện nay Trung Quốc cũng đang đối diện với không quản lý được phụ gia thực phẩm, chất thải công nghiệp

Tại Ấn Độ, theo pháp lệnh ban hành 1954, văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung ít. Tổ chức thành lập 1954, trực thuộc Chính phủ, quyền lực thanh tra rất lớn và hình phạt rất nặng. Ngộ độc thực phẩm trong trường học nổi cộm.

Đó là đối với các nước ở xa, còn tại khu vực Asean, theo thạc sĩ Thu qua nghiên cứu, Thái Lan rất ít các vụ ngộ độc thực phẩm, Thái Lan cũng có pháp lệnh về an toàn thực phẩm và nhân lực ở trung ương khoảng gần 600 người . Thực trạng tại TháiLan, việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật 

Indonesia cũng là một trong những nước Asean ban hành Luật An toàn thực phẩm sớm. Nước này ban hành năm 1992. Tổ chức thành lập 1992 thuộc Bộ Y tế. Indonesia được đánh giá cón nguồn nhân lực trong ngành an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguồn lực phù hợp với nhu cầu quản lý.

Việt Nam chi cho an toàn thực phẩm thấp

Quay về với Việt Nam, thạc sĩ Thu cho biết thực trạng an toàn thực phẩm ở Việt Nam rất hạn chế. Đặc điểm một phần do thực trạng người dân Việt Nam làm nông nghiệp cao. Hơn 4 triệu ha đất chia thành nhiều mảnh. Mỗi năm người nông dân sử dụng khoảng 110.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật.

Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm tại Việt Nam chủ yếu là thủ công. Tỉ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm loại C (chiếm 90,9%). Thạc sĩ Thu cho biết thực trạng nước ta có nền nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán.

Nhiều phong tục cổ hủ, lạc hậu: Ăn sống (ăn gỏi), ăn tái… của người dân dẫn tới tình trạng an toàn thực phẩm luôn trở thành nỗi lo của những nguoif làm công tác an toàn thực phẩm.

Theo thạc sĩ Thu hiện nay cán bộ, công chức: Dân số tăng nhưng công chức giảm (1000 người/ 90 triệu dân). Viên chức: Số lượng giảm do yêu cầu tự chủ, số lượng giảm do nguồn thu hạn chế.

Về tài chính, Thái Lan chi khoảng 20.000 đ/người/năm cho lĩnh vực an toàn thực phẩm thì ở Việt Nam hiện nay mức chi rất nhỏ. Theo đó giai đoạn năm 2000-2005: 780 đ/người/năm, 2006-2010: 3000 đ/người/năm, 2012-2015: 1500 đ/người/năm. Tỷ lệ cấp so với nhu cầu: 27,3%. Điều này hạn chế rất nhiều trong công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

K.Ngọc

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !