Mua F- 35, Nhật Bản thể hiện khí phách trước Trung Quốc

Theo thông tin đăng tải hôm 13/12, trong tuần này, Nhật Bản sẽ quyết định nhập máy bay phản lực chiến đấu F-35 của hãng Lockheed Martin (Mỹ), nhằm tăng cường sức mạnh quân sự, cạnh tranh với tiềm lực phát triển của Trung Quốc.

Mua F- 35, Nhật Bản thể hiện khí phách trước Trung Quốc

Nhật Bản nhập F- 35 thể hiện tư thế siêu cường trước Trung Quốc

Máy bay chiến đấu F-35 của hãng Lockheed Martin (Mỹ)

Chính phủ Nhật Bản sẽ cân nhắc lựa chọn giữa hai máy bay của Mỹ là F-35 và Boeing F/A-18 Super Hornet với máy bay chiến đấu Typhoon của hãng Eurofighter tại cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia vào thứ Sáu tới, Nikkei cho biết.

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ và phát ngôn viên Nội các, ông Osamu Fujimura cho biết chính phủ Nhật Bản chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Văn phòng chương trình F-35 của Lầu Năm Góc cũng khẳng định họ chưa nhận được lời đề nghị nào từ phía Nhật Bản.

Các nhà phân tích cho rằng nếu phi vụ mua bán này được thực hiện, giá trị bản hợp đồng sẽ lên tới 8 tỷ USD.

Lockheed hy vọng việc Nhật Bản nhập máy bay F-35 sẽ thúc đẩy quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình này dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu trang thiết bị quân sự, đồng thời cho phép các nhà thầu như tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi tham gia cuộc cạnh để trở thành nhà cung cấp máy bay chiến đấu.

Dave Scott, giám đốc phát triển kinh doanh quốc tế cho F-35 nhận định: “Nếu chính phủ Nhật Bản lựa chọn phương án nhập máy bay chiến đấu F-35, đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, thì Nhật Bản hoàn toàn được hoan nghênh tham gia vào chương trình F-35”.

Mặc dù máy bay chiến đấu F-35 là loại máy bay đắt tiền nhất trong số ba loại máy bay mà Nhật Bản cân nhắc nhập khẩu nhưng nó lại là chiếc máy bay chiếm lợi thế áp đảo nhờ khả năng chiến đấu phi thường và khả năng tàng hình.

Để cạnh tranh với thế hệ công nghệ máy bay chiến đấu thứ năm của hãng Lockheed, Boeing hứa hẹn cung cấp 80% bản thiết kế cho các nhà sản xuất tại các nước nhập, và với hãng Eurofighter là 95% cho những thiết kế công nghệ thế hệ thứ tư của hãng này.

Mặc dù Nhật Bản là nước chi tiền cho quân sự lớn thứ sáu thế giới. Song quốc gia này thường phải trả số tiền gấp đôi so với các nước khác khi mua cùng một thiết bị quân sự bởi luật xuất khẩu của Nhật Bản hạn chế các nhà sản xuất chỉ được thực hiện những đơn đặt hàng quy mô nhỏ với chi phí khá cao.

Việc dỡ bỏ luật cấm sẽ tăng cường thêm cho “hầu bao” quốc phòng của Nhật Bản trong hoàn cảnh nước láng giềng Trung Quốc đang mạnh tay chi tiêu cho lĩnh vực quân sự.

Ngay trong năm nay, Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á đã tăng mức chi chi tiêu quân sự lên 12,7%. Số tiền này bao gồm cả việc đầu tư cho máy bay chiến đấu tàng hình J - 20 của Trung Quốc, bay thử lần đầu tiên vào trưa ngày 11/1/2011.

Việc tham gia chương trình F - 35, sẽ giúp Nhật Bản tiến trước một bước so với Trung Quốc.

Thị trường máy bay phản lực chiến đấu tại Trung Đông và châu Á đang thực sự nóng bởi lực lượng không quân trên toàn thế giới đang lo ngại về những mối đe dọa phi an ninh toàn cầu.

Trong vài tuần tới, Ấn Độ cũng sẽ cân nhắc lựa chọn mua máy bay giữa hãng Eurofighter và Dassault Aviation Rafale, với bản hợp đồng trị giá 11 tỷ USD để mua 126 máy bay phản lực chiến đấu.

Vào hôm thứ Hai (12/12), Mỹ cũng đã thông báo kế hoạch bán 18 máy bay chiến đấu F - 35 của hãng Lockheed Martin cho Iraq.

Minh Thu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !