Mua dầu của Mỹ, Belarus gửi 'tín hiệu' gì cho Nga?

Chính phủ Belarus cho biết hôm 15/5, Mỹ đã gửi một lô hàng 80.000 tấn dầu và sẽ cập cảng Klaipeda của Belarus vào đầu tháng 6 tới, sau khi Belarus và Nga tranh cãi về giá.

Số phận của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao?

Số phận của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ ra sao?

Dự án đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream-2) trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ được hoàn thành, tuy nhiên việc đưa công trình vào sử dụng có thế mất vài năm.

Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đây là lô dầu đầu tiên của Mỹ được vận chuyển tới Belarus. Giao dịch này được ký kết với sự tham gia của hai công ty năng lượng Mỹ và đối tác Ba Lan UNIMOT.

Washington Post đưa tin, sau cuộc trang cãi với Nga về giá, dẫn tới sự gián đoạn nguồn cung cấp dầu, Belarus bắt đầu mua dầu từ các nước khác. Trong đó, hợp tác với Mỹ là sự kiện được đặc biệt chú ý, vì theo cách này, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko muốn thể hiện “sự độc lập của mình với Nga”. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng đây là “một con đường đầy nguy hiểm”.

Khi Belarus đồng ý về nguồn cung cấp dầu đầu tiên của Mỹ, đó không chỉ là một thỏa thuận thương mại, Washington Post viết. Theo các tác giả của ấn phẩm, đây là một “tín hiệu” gửi cho Moscow, một trong những đồng minh chính của Nga đã quyết định “thử quan hệ với phương Tây”.

{keywords}
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có cuộc hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. (Ảnh: Reuters).

Cũng theo các chuyên gia, bằng cách này chính quyền của ông Lukashenko muốn cho Nga thấy họ có thể sống sót mà không cần sự “hỗ trợ” của Nga. Ông Lukashenko từ lâu đã cố gắng cân bằng, duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, nhưng không quá thân thiết. Belarus hiếm khi đặt vai trò chính vào các chính sách của Điện Kremlin, nhưng Belarus luôn cố gắng chống lại những nỗ lực của Nga để “thành lập một nhà nước duy nhất”, mặc dù họ đã đồng ý về điều này vào năm 1999.

Theo ấn phẩm của Mỹ, dầu thường trở thành một vấn đề trong mối quan hệ của họ. Vì vậy, vào tháng 12/2019 các bên không thể đồng ý về giá dầu, Nga đã tạm thời ngừng giao hàng. Và sau đó ông Lukashenko “hứa sẽ đa dạng hóa các nguồn năng lượng”. Trước đại dịch Covid-19, Belarus đã phải tìm đến mua dầu từ Azerbaijan, Na Uy và Ả Rập Saudi. Bây giờ, dầu đến Belarus là từ Mỹ.

Các tác giả của ẩn phẩm lưu ý, rất ít khách hàng có thể so sánh được với Belarus, khi nước này có tầm quan trọng địa chính trị. Do đó, ngay cả Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng thừa nhận, họ đang “củng cố chủ quyền và độc lập của Belarus”. Cụ thể, chính ông Pompeo đã đến Belarus vào tháng 2 và trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Mỹ đến thăm đất nước này dưới kể từ khi ông Lukashenko lên nắm quyền. Sau đó, ông Pompeo đề xuất với Minsk sẽ cung cấp dầu với giá cạnh tranh cho Belarus. Vào tháng 4, hai nước đã chính thức nối lại quan hệ ngoại giao sau 12 năm.

Như vậy, tiếp nối sự kiện lô hàng đầu tiên 80.000 tấn dầu có lẽ là một thử nghiệm. Tàu chở dầu dự kiến sẽ đến cảng Litva vào đầu tháng 6. Nếu mọi thứ suôn sẻ, thì Minsk có thể tiếp tục mua các lô hàng mới. Cùng với đó là với sự hòa giải của các nước láng giềng Baltic của Belarus có thể dẫn đến sự cải thiện trong mối quan hệ giữa các bên, các chuyên gia nhận định.

Đồng thời, ông Lukashenko có thể gặp khó khăn trong quan hệ với Nga, trong khi bầu cử sẽ diễn ra vào tháng Tám tới. Thêm vào đó, ông Lukashenko cũng bị chỉ trích cả trong và ngoài nước vì cách ứng phó với dịch Covid-19.

Các chuyên gia lo ngại rằng, các hành động của ông Lukashenko “sẽ đưa ông và đất nước Belarus vào vùng nguy hiểm trong quan hệ với Nga”. Mặc dù Belarus không “quay lưng” lại hoàn toàn với Nga, nhưng hành động của ông Lukashenko khiến người Nga tức giận.

“Mỹ, cũng như ông Lukashenko, thích lập lại trật tự sức mạnh trên thế giới. Nhưng tầm quan trọng của Nga đối với Belarus trong chính trị còn lớn hơn nhiều”, ấn phẩm trích dẫn lời của chuyên gia Yevgeny Preigerman trong Hội đồng Đối thoại Minsk về Quan hệ đối ngoại.

Cũng theo một chuyên gia người Belarus, ông Andrei Yegorov, tình cảm thân Nga ở Belarus đã suy giảm, và nhiều người hiện ủng hộ tăng cường hợp tác với phương Tây. Một thỏa thuận khá khiêm tốn với Mỹ không nên được đánh giá quá cao trong thời điểm này, nhưng nó có thể là một “tín hiệu” cho thấy nền kinh tế Belarus đang thực hiện bước ngoặt lớn. Đồng thời, nếu xu hướng này tiếp tục, Belarus có thể phụ thuộc tài chính vào phương Tây, các chuyên gia cảnh báo.

Trước đó, kể từ ngày 1/1/2020, Belarus đã không đạt được thỏa thuận với các công ty Nga về việc cung cấp dầu thông qua đường ống “Druzhba” do những bất đồng về phí bảo hiểm với giá dầu miễn thuế. Việc cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy lọc dầu của Belarus chỉ được thực hiện bởi công ty “Safmar” của Nga. Do đó, Belarus đã phải mua dầu từ các nhà cung cấp thay thế thông qua Litva và Ukraine.

Mới đây, vào cuối tháng 3, Moscow và Minsk đã đạt được thỏa thuận nối lại nguồn cung dầu từ các công ty lớn của Nga. Theo Thủ tướng Belarus Serge Rumas, một phần phí trả cho các công ty Nga sẽ được bồi thường thông qua quỹ liên Chính phủ, nghĩa là với chi phí của Chính phủ Nga. Đồng thời, Belarus đã xác nhận việc nước này ký hợp đồng với công ty dầu mỏ Rosneft của Nga để mua 9 triệu tấn dầu cho các nhà máy lọc dầu của Belarus trong khoảng thời gian từ tháng 4-12/2020.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !