Một tỷ người có nguy cơ tử vong vì thủ phạm này

Ngày 28/5, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không khói thuốc lá 25-31/5.
Một tỷ người có nguy cơ tử vong vì thủ phạm này - ảnh 1

Bộ trưởng Tiến phát biểu tại lễ mít tinh

1% GDP giải quyết hậu quả do thuốc lá

Ngày Thế giới không khói thuốc lá năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề: Sử dụng thuốc lá – mối đe doạ sự phát triển bền vững của các quốc gia.

Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới đề cập tới những tổn thất về sức khoẻ và kinh tế, những tác động tiêu cực tới mục tiêu phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu cũng như của từng quốc gia do việc sử dụng thuốc lá gây ra.

Tổ chức Y tế thế giới cũng kêu gọi các quốc gia ưu tiên thúc đẩy các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, lồng ghép hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trong các chương trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân và hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá.

Theo Tiến sĩ Lokky Wai – Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, và 80% những người này sống ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Các nước đang phát triển, phải gánh chịu 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do sử dụng thuốc lá.

Tại Việt Nam, tổn thất do thuốc lá gây ra chiếm 1% GDP mỗi năm. Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47%, trung bình 2 nam giới có 1 người hút thuốc lá. 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc… Tỷ lệ người hút thuốc lá cao đã gây ra các tác hại rất lớn về mặt sức khoẻ và kinh tế của đất nước.

Trung bình mỗi năm, một người hút thuốc ở Việt Nam phải chi gần 700.000 đồng. Với 12 triệu người hút, mỗi năm có khoảng hơn 8.400 tỉ đồng tiêu tốn cho mặt hàng này. Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Bện cạnh đó, bệnh tật do thuốc lá gây ra làm tăng gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động.

“Thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ hiện nay, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 58%, và thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 75% giá bán lẻ” – TS Lokky Wai nói.

Khi tăng thuế thuốc lá, sẽ giảm hút thuốc, đồng thời tăng doanh thu thuế của chính phủ. “Tăng thuế thuốc lá là biện pháp “lợi cả đôi đường”: Lợi cho sức khoẻ cộng đồng và lợi cho thu thuế của chính phủ” – TS Lokky Wai khẳng định.

1 tỷ người có nguy cơ tử vong

Phát biểu tại Lễ Mit tinh, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong thế kỷ 21, tổng số ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá sẽ lên tới 1 tỷ người.

Công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. So với năm so với năm 2007, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên Việt Nam giảm từ 3,3% xuống 2,5%. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trong học sinh cũng giảm được 18,8%. Tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và các kết quả đạt được, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng vẫn gặp nhiều khó khăn vì thuốc lá lá sản phẩm gây nghiện, tỷ lệ sử dụng thuốc lá vẫn còn cao.

“Việc mọi người có thể dễ dàng mua thuốc lá ở nơi công cộng, đặc biệt là quán cà phê, nhà hàng và địa điểm vui chơi khác… đang gây ra những khó khăn, cản trở nỗ lực trong việc cai nghiện, giảm tỷ lệ hút thuốc tại nước ta” – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Thông tin từ Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, hiên nay, 62/63 tỉnh, thành phố, 18 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá.

70% số công đoàn cơ sở trên cả nước triển khai môi trường làm việc không khói thuốc lá, ít nhất 150 nhà máy, xí nghiệp trong toàn quốc tực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc trong nhà…

Về công tác tư vấn cai nghiện, đã bước đầu triển khai, trong đó Bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm tư vấn cai nghiện. Sau gần 2 năm triển khai, tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí 1800-6606 đã nhận gần 13.600 cuộc gọi xin tư vấn cai thuốc lá.

Bên cạnh đó, tổng đài tư vấn cai nghiện, công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá còn được triển khai tại 10 bệnh viện ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ người dân có nhu cầu cai thuốc lá.

Đại diện Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cũng cho biết, 3 tháng đầu năm 2017, tại Hà Nội, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 171 nhà hàng, khách sạn, phạt 23 đơn vị với số tiền phạt gần 60 triệu đồng.

Tại Hải Phòng, các cơ quan chức năng đã kiểm tra 62 cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng bán lẻ thuốc lá, phạt 12 đơn vị với số tiền 30 triệu đồng…

Ph. Thúy

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !