Mới ngoài 20 tuổi tóc đã bạc trắng, bác sĩ chỉ ra 'thủ phạm'

Tóc bạc sớm được định nghĩa là tình trạng tóc bạc trước 20 tuổi ở người da trắng, trước 25 tuổi ở người da vàng và trước 30 tuổi ở người da đen.

 

Đến khám tại BV Da liễu trung ương, Bùi Đức H. (22 tuổi, trú tại Hà Nội) cho biết khoảng 2 năm nay tóc của cậu bạc rất nhanh. H. kể hồi cấp 3 tóc của cậu đã có sợi bạc nhưng ít hơn. Khoảng 2 năm trở lại đây số tóc bạc nhiều hơn. Tự ti tóc bạc, H. thường nhuộm tóc nhưng chỉ 1 tuần là chân tóc lại đẩy ra lộ lớp tóc trắng.

H. cho biết cậu hay có thói quen thức khuya. Ban ngày đi làm, tối về H, còn tranh thủ cày game có hôm 2, 3h sáng cậu mới ngủ.

Bác sĩ cho rằng do lối sống không khoa học, áp lực công việc khiến người trẻ ngày càng bạc tóc nhiều hơn.

Truòng hợp khác, chị Nguyễn Thị Hà (28 tuổi, trú tại Gia Lâm, Hà Nội) cũng tự ti vì hơn 1 năm nay tóc bạc trắng đầu. Chị Hà cho biết năm ngoái mẹ chị bị ung thư. Vì suy nghĩ nhiều, chị Hà thấy tóc mình bạc hết nhất là vùng tóc ở hai mai, tóc mái trước. Dù nhuộm phủ bạc hay gội đầu làm đen tóc, uống hà thủ ô đều không có tác dụng.

Theo Thạc sĩ Vũ Nguyệt Minh – Phó khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, bình thường, người trên 40 tuổi tóc mới bắt đầu bạc. Tuy nhiên có nhiều người sức khỏe tốt, đang độ tuổi thanh xuân nhưng tóc đã bắt đầu bạc, hay còn gọi là chứng tóc bạc sớm.

Theo bác sĩ Minh, tóc bạc là tình trạng tóc mất sắc tố, chuyển thành màu trắng. Nguyên nhân của tóc bạc sớm chưa rõ ràng, một số chuyên gia cho rằng có thể liên quan đến rối loạn lão hoá sớm, bệnh tự miễn, cơ địa,...

Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tóc bạc như hội chứng bẩm sinh có liên quan đến tóc bạc sớm: Hội chứng Brook, Hội chứng Werner, Rothmund-Thompson, Cri-du-chat, Fisch’s, Down…; Di truyền - gia đình có ông bà, bố mẹ bị tóc bạc sớm thì con, cháu cũng có nguy cơ tóc bạc sớm.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không hợp lý - chế độ ăn thiếu vitamin B12, vitamin D3, biotin, đồng, kẽm, selenium, sắt… hay nghiện rượu, cà phê cũng là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm.

Thuốc lá cũng làm cho bạn tóc bạc sớm. Những người hút thuốc lá có tỉ lệ tóc bạc sớm cao hơn so với những người không hút thuốc.

{keywords}
Hình ảnh tóc bạc của một nam sinh viên mới 20 tuổi tới khám tại BV Da liễu Trung ương. 

Trong công việc hàng ngày, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ hoặc những người phải làm việc trí óc nhiều cũng thường bạc tóc sớm hơn.

Một số yếu tố khác: Béo phì, có các bệnh mạn tính kèm theo; yếu tố cơ địa,... Một nghiên cứu trên 6390 người trong đó có 1618 người mắc tóc bạc sớm cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa tiền sử gia đình và béo phì đến tỉ lệ tóc bạc sớm và mức độ nặng của tóc bạc.

Để phòng ngừa và hạn chế tiến triển của chứng tóc bạc sớm, BS Minh khuyến cáo nên hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tăng cường thể dục thể thao nâng cao thể trạng.

Duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, hạn chế các yếu tố bi quan, căng thẳng, stress kéo dài. Sử dụng một số thuốc hỗ trợ sau khi tham khảo với bác sĩ: Vitamin nhóm B (B5), vitamin E,...

Bác sĩ Hồ Phương Thùy, BV Da liễu Trung ương cũng khuyến cáo thêm cho đến nay, chưa có thuốc nào được chứng minh có hiệu quả rõ ràng và được khuyến cáo dùng cho tóc bạc sớm.

Xử lý tóc bạc sớm được nhiều người lựa chọn nhuộm tóc. Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo thuốc nhuộm có nguy cơ gây ra viêm da tiếp xúc do para-phenylenediamine (PPD) và một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ung thư nói chung tăng (đặc biệt là ung thư buồng trứng, ung thư não và hệ máu) ở những người dùng thuốc nhuộm tóc thường xuyên.

Việc sử dụng hà thủ ô được nhiều người áp dụng, BS Thùy cho rằng hà thủ ô đỏ đã được y học cổ truyền ứng dụng trong cải thiện tình trạng tóc bạc. Nhiều quan sát thực tế cho thấy Hà thủ ô đỏ có hiệu quả giảm và làm chậm quá trình bạc tóc. Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu về liều dùng và mức độ an toàn của hà thủ ô đỏ, nhất là đối với phụ nữ có thai.

K.Chi 

 

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !