Mở rộng mô hình Chợ 4.0 tại Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu đến hết năm 2022, toàn tỉnh có tối thiểu 60/139 Chợ 4.0. Tại mỗi Chợ 4.0 sẽ có 100% các tiểu thương, hộ kinh doanh được trang bị quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt.

Ông Nguyễn Xuân Hòa, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên cho biết, toàn tỉnh hiện có 139 chợ truyền thống. Tháng 4/2022, Sở đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ và một số đơn vị thí điểm mô hình Chợ 4.0 tại chợ trung tâm huyện Đại Từ. Đây là khu chợ đầu tiên trên địa bàn Thái Nguyên thí điểm trở thành “khu chợ số” với nền tảng là Mobile Money - dịch vụ cho phép người dân mua bán, chuyển tiền, thanh toán không tiền mặt một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Với Chợ 4.0, người dân sử dụng phương thức thanh toán không tiền mặt thông qua ứng dụng hoặc thẻ của ngân hàng, giúp cho quá trình giao dịch an toàn hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, hạn chế việc bị trộm cướp tài sản, tiền giả. Việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua mã QR, ví điện tử, thẻ tín dụng,… đảm bảo an toàn bởi hầu hết đều được bảo vệ bằng các giải pháp công nghệ như xác thực vân tay, nhận dạng khuôn mặt, mã OTP...

Với những tiện ích rõ ràng của Chợ 4.0, tỉnh Thái Nguyên đã nhanh chóng triển khai mở rộng mô hình này tại 11 chợ truyền thống khác trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thành phố Phổ Yên, huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các tiểu thương và người dân.

Mô hình chợ 4.0 đã được triển khai tại 12 chợ truyền thống ở Thái Nguyên. Ảnh: Minh Sơn.

“Theo thống kê của chúng tôi, tại 11 chợ đã triển khai, đã có 70% tiểu thương tạo mã QR Code phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, và 1 nửa trong số đó đã có phát sinh giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Riêng chợ trung tâm huyện Đại Từ - điểm Chợ 4.0 được làm thí điểm đầu tiên, đã có hơn 300 tiểu thương tạo QR Code phục vụ thanh toán không tiền mặt, chiếm tỷ lệ 80% tiểu thương trong chợ. Trong đó, có 200 tiểu thương tham gia tích cực, phát sinh 2.900 giao dịch/tháng với dòng tiền khoảng 3,3 tỷ đồng”, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên phấn khởi cung cấp thông tin.

Ngày 20/10/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch số 156 về việc triển khai nhân rộng mô hình chợ 4.0 - chợ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những nội dung trọng tâm, quan trọng, hiện thực cụ thể hóa Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng tới năm 2030.

“Trước mắt, chúng tôi đặt mục tiêu đến hết năm 2022, toàn tỉnh có tối thiểu 60/139 Chợ 4.0. Tại các chợ trong phạm vi triển khai sẽ có 100% các tiểu thương, hộ kinh doanh được trang bị quét mã QR thanh toán không dùng tiền mặt; mỗi chợ đưa được tối thiểu 1 sản phẩm đặc trưng lên sàn thương mại điện tử; 100% các chợ theo danh sách đăng ký thực hiện thu các khoản thu (tiền điện, thuê vị trí,...) bằng hình thức không dùng tiền mặt”, ông Nguyễn Xuân Hòa cho biết.

Để nâng cao hiệu quả mô hình Chợ 4.0 trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai một số giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền cho nhân dân về các lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; Phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng trong việc hướng dẫn, vận động người dân sử dụng, cài đặt nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt; Áp dụng các hình thức thanh toán điện tử thuận tiện cho các dịch vụ công ích, an sinh xã hội, y tế, giáo dục, hộ tịch... để tạo thói quen cho người dân, khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ có các chính sách ưu đãi người dân sử dụng nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt.

“Thái Nguyên kỳ vọng triển khai mô hình Chợ 4.0 sẽ từng bước mở ra một kỷ nguyên mới với làn sóng chuyển đổi số cùng các mô hình 4.0 hiện đại như mô hình khu ẩm thực 4.0 hay bãi gửi xe 4.0,... là giải pháp đưa công nghệ số len lỏi vào ngóc ngách cuộc sống của người dân một cách gần gũi, thiết thực và hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phi tiền mặt, phát triển kinh tế số và xã hội số”, Giám đốc Nguyễn Xuân Hòa chia sẻ thêm về câu chuyện người dân Thái Nguyên thời 4.0.

Bình Minh

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 30/12, lãnh đạo Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện số 15 về hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 30 quy định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng

Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và đa dạng; là một trong những trung tâm của cả nước về phát triển năng lượng, năng lượng tái tạo; tỉnh có thu nhập trung bình cao của vùng và cả nước.

Tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%

Theo  Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022 tổng số lượng giao dịch thực hiện qua NAPAS tăng 96,5%, tiến trình thanh toán không dùng tiền mặt đang đi đúng hướng.

Gỡ vướng về vốn vay nước ngoài cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trung ương đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay đầu tư cho khu vực này chưa thỏa đáng.

Bát nháo giá pháo hoa trước thềm Tết Nguyên đán

Tình trạng bán sản phẩm pháo hoa với giá cao hơn giá niêm yết của một số cửa hàng của Z121 diễn ra ở nhiều nơi.

Bắc Ninh đạt mức tăng GRDP cao nhất giai đoạn 2019 – 2022

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (GRDP) năm 2022 tăng 7,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất giai đoạn 2019 - 2022.

Tiếp tục phát triển thị trường lâm sản xuất khẩu

Năm 2013, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế, các hiệp định đã ký kết. Mục tiêu năm tới, giá trị xuất khẩu lâm sản khoảng 17,5 tỷ USD.

Quý I/2023 sẽ tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”

Bộ Công thương cho biết, từ ngày 11 - 12/3, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra Chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” năm 2023.

Sẽ “mạnh tay” chấn chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp

Hiện chỉ còn 20 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp so với con số 67 doanh nghiệp vào đầu năm 2016.

Đang cập nhật dữ liệu !