Mẹ đơn thân dạy con gái không mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân

Nuôi con dậy thì chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là với mẹ đơn thân. Quãng đường ấy thực sự là một hành trình vất vả với cả chị Hạnh và con gái.

Đầu những năm 2000, khi ly hôn chưa phải là một việc quen mắt, chị Bùi Thị Tuyết Hạnh vẫn mạnh dạn ký vào tờ đơn chồng đưa. Lúc ra toà, người thân và các cán bộ ở toà đều ngạc nhiên vì anh chị vẫn ứng xử với nhau rất hòa nhã, tôn trọng. 

Khi ấy, con gái chị chưa đầy 3 tuổi. Chị đang làm ở bộ phận kinh doanh của một ngân hàng - công việc đòi hỏi phải giao thiệp, tiếp khách, đi sớm về khuya. Trước đề nghị của gia đình chồng - bỏ việc ngân hàng, về làm một công việc nhàn hạ hơn ở phường, chị đã kiên quyết từ chối. 

Với chị, công việc là nơi chị được khẳng định mình, được là một người phụ nữ tự chủ trong cuộc sống. Cộng với nhiều khác biệt về quan điểm sống, chị quyết định ly hôn trước không ít thành kiến của xã hội và muôn vàn khó khăn trước mắt khi phải nuôi con một mình. 

Sau 20 năm trải qua đủ ngọt bùi đắng cay, hiện chị giữ vị trí lãnh đạo ở một ngân hàng lớn và sinh sống ở Hà Nội. Con gái chị, 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học tại Úc, đang làm việc và có cuộc sống rực rỡ nơi xứ người. 

Hành trình nuôi con không dễ dàng

Mở đầu cuộc trò chuyện, chị Hạnh ngại rằng những chia sẻ của mình sẽ khiến nhiều phụ nữ khác “bĩu môi”, bởi cuộc sống của chị không nhiều lo toan như họ. Hóa ra, ở góc nhìn của chị, cuộc sống của một bà mẹ đơn thân có thể dễ dàng hơn những người phụ nữ khác. 

Nhưng càng nghe chị chia sẻ, người đối diện càng cảm nhận rõ ràng hơn đoạn đường 20 năm của một bà mẹ đơn thân chưa bao giờ là dễ dàng như lời chị nói. 

chi hanh 4.jpeg
Chị Bùi Thị Tuyết Hạnh (SN 1975) hiện sinh sống và làm việc ở Hà Nội

Chị tâm sự, nuôi con một mình, chị cũng đã thử và sai rất nhiều. Có những hành xử khắc nghiệt của một “mẹ Hổ” cầu toàn mà đến giờ nghĩ lại chị vẫn thấy xót xa và ân hận. 

“Khi con mới đi học, lúc ngồi viết, mồ hôi trên trán con rơi xuống khiến tờ giấy bị rách. Có vậy thôi mà tôi đánh con, đến nỗi có người thẳng thắn chỉ trích tôi là con mẹ ác”.

Chị bảo, thực sự lúc ấy chị không nghĩ được là con đã đau như thế nào. Chị chỉ muốn con hiểu rằng “đã đi học là không được để điểm kém”. 

Nhưng có lẽ cũng nhờ yêu cầu cao của mẹ về thái độ học tập nên từ nhỏ, Thảo - con gái chị đã rất tự giác.

“Khi con lớn hơn, bài vở con tự lo, đi học thêm ở đâu con cũng tự tìm hiểu và quyết định. Chỉ trừ khi lớp đó cần mẹ phải xin phép thầy thì con mới nhờ đến mẹ”.

Tinh thần tự lực ấy cũng giúp ích con nhiều trong quá trình tìm trường đại học, xin học bổng và sống một mình ở đất nước xa xôi. Chị Hạnh vẫn nhớ giai đoạn đầu năm lớp 12, con đột nhiên muốn đi du học. Trước đó, hai mẹ con không hề có ý định này vì nhà chỉ có một mẹ một con. 

"Trước nguyện vọng khẩn thiết của con, mình đồng ý nhưng cũng nói với con rằng con phải tìm thêm học bổng, chứ mẹ không đủ khả năng để chi trả tất cả”. Sau những nỗ lực của con và sự hỗ trợ của chị, cuối cùng, con gái chị cũng tìm được một ngôi trường phù hợp, hiện đã tốt nghiệp và đang có công việc rất tốt ở Úc.  

chi hanh 3.jpeg
Chị Hạnh vừa làm bố, vừa làm mẹ nhưng vẫn phải như một người bạn với con gái

Nuôi con gái, chị vừa phải làm bố vừa phải làm mẹ, lúc nhu lúc cương. Kiên định với quan điểm về việc học tập, nhưng khi con đến tuổi ẩm ương, chị lại vô cùng tâm lý. Chị không cấm con yêu đương, thậm chí là cho phép con hẹn hò với một cậu bạn trai mà chị đánh giá là con ngoan trò giỏi và gia đình hai bên đều biết nhau. 

Không giống như những phụ huynh khác, chị không nhìn chuyện tình yêu học trò ở góc độ tiêu cực. Thậm chí, có lần chị phải dùng đến “nam nhân kế” để thúc đẩy con học tập.

“Con mong muốn đỗ vào trường Chu Văn An nên mình đã nhờ con trai một người bạn đang học ở trường làm gia sư cho con. Cậu bé này học giỏi, cao to đẹp trai, là ‘hot boy’ của trường. Con đang ở tuổi dậy thì, nên sẽ rung động trước những hình mẫu như thế, từ đó mà nỗ lực học để đỗ vào trường”. 

“Nam nhân kế” của chị cuối cùng cũng thành công dù đôi trẻ không đến với nhau, chị cười khi nhớ lại. 

Nuôi con tuổi dậy thì chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhất là với mẹ đơn thân. Quãng đường ấy thực sự là một hành trình vất vả với cả hai mẹ con. Bà mẹ 48 tuổi nói rằng, trong quãng đường ngổn ngang và nhiều sai lầm ấy, có lẽ bí quyết của chị rất đơn giản. Đó là mỗi tối nằm ôm con, chị luôn hát ru cho con nghe.

Bài hát ru của chị không “theo mẫu”, mà chỉ mượn giai điệu để nói lên nỗi lòng của mình. Những câu hát thủ thỉ của người mẹ có tác dụng diệu kỳ, khiến cô bé Thảo thấm nhuần và thấu hiểu sâu sắc sự vất vả, mong mỏi của mẹ dành cho mình. Thảo nói, đến giờ em vẫn còn nhớ những câu hát ru ấy của mẹ mỗi tối. 

Không mất niềm tin vào đàn ông

Khi được hỏi, làm mẹ đơn thân, lại xinh đẹp, ở chốn công sở, liệu chị có thường xuyên là đối tượng bị bàn tán, nhòm ngó, chị nói, chắc chắn là có. Những lời xì xào sau lưng, chị không thể biết, nhưng có những câu nói tổn thương ngay trước mặt mà chị không thể nào quên. 

Chị nhớ, có lần một người đàn ông còn so sánh thiếu tế nhị trước mặt chị rằng, phụ nữ đơn thân giống như “hoa không chủ, nước nào cũng tưới”. Khó chịu trước cách nhìn ấy, nhưng chị cũng chỉ từ tốn đáp lại: “Phụ nữ đơn thân chúng tôi có bao nhiêu con mắt xung quanh nhìn vào, nên chúng tôi lại càng phải giữ mình”. 

Chị bảo, những câu nói ác ý và thành kiến với mẹ đơn thân vẫn luôn có nhưng đó chỉ là thiểu số. Hầu hết mọi người xung quanh đều hoà nhã, đồng cảm và hỗ trợ chị trong công việc cũng như trong cuộc sống. 

chi-hanh-1.jpeg
Chị Hạnh vẫn luôn khuyên những người phụ nữ khác không nên ly hôn, trừ một số lý do không thể tha thứ

Trong suốt chặng đường 20 năm nuôi con một mình, có nhiều người đàn ông muốn tiến tới với chị. Cũng có những lần chị xao động trước sự quan tâm, săn sóc của họ, nhưng để cùng nhau đi một chặng đường dài thì chị chưa thấy ai phù hợp. 

“Không phải chim sợ cành cong hay mất niềm tin vào đàn ông, mà chỉ do chưa phù hợp” - chị nói. 

Nhiều phụ nữ hay xin ý kiến của chị khi có ý định ly hôn, nhưng hầu như chị đều khuyên là “không nên”. Theo quan điểm của chị, nếu trong trường hợp không thể cứu vãn được thì hẵng ly hôn, còn nếu không, hãy tìm cách để hoà hợp. Mỗi người là một cá thể độc lập và khác biệt nhau, vì thế chuyện xô lệch trong hôn nhân là chuyện bình thường, tìm ra giải pháp cho những mâu thuẫn ấy mới là điều nên làm hơn. 

Đó cũng là điều chị đúc rút được sau khi tìm đến với Phật pháp. Hơn 10 năm tìm hiểu về đạo Phật, chị đã chọn cho mình một lối sống cân bằng hơn. Trước đây, chị là người rất quảng giao và nhiều bạn bè. Nhưng lâu dần, chị biết cách chọn lọc những mối quan hệ “đúng và đáng” để gìn giữ. 

Với cuộc hôn nhân trước, chị nói, nếu là chị bây giờ, đứng trước những mâu thuẫn ấy có khi chị đã hành xử khác ngày xưa. 

chi-hanh-11-1.jpg
Chị Hạnh và con gái

Trong cuộc gọi video từ nước Úc về hỏi thăm mẹ, Thảo chia sẻ với PV: “Mẹ là một người phụ nữ tuyệt vời dù nhiều quan điểm của mẹ đã hơi cũ”. 

Thảo cho rằng, việc hai người không còn phù hợp để sống với nhau thì chia tay nhau trong văn minh là một giải pháp tốt hơn cho con cái, thay vì để con cái chứng kiến những mâu thuẫn, va chạm giữa hai người. Thảo nói, không phải vì chuyện của bố mẹ mà em mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân. Em vẫn tin vào việc 2 người có thể yêu nhau và sống với nhau đến trọn đời. 

Cuối cuộc trò chuyện, chị Hạnh tâm sự, “mình chỉ mong gửi gắm tới những người phụ nữ hiện đại một điều rằng, dù có biến cố gì xảy ra trong cuộc sống thì vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp đang đợi ta ở phía trước”. 

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Đang cập nhật dữ liệu !