Mẹ chồng thế chấp sổ đỏ giúp con dâu thoát nghèo thành công

Chia sẻ về sự nghèo khó ngày xưa, bà Loan rơi nước mắt kể rằng “nhà mình còn không bằng cái chuồng heo nhà người ta”. Vì thế, khi làm ăn được, chị Thuỷ và chồng đã quyết định xây căn nhà to trên mảnh đất cha mẹ cho.

Xuất hiện trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu số 337, chị Trần Thị Thanh Thuỷ và mẹ chồng liên tục rơi nước mắt khi nhớ lại những ngày tháng khó khăn mới bắt đầu con đường khởi nghiệp. 

Đến nay, chị Thanh Thuỷ đã làm dâu bà Trần Thị Bích Loan (58 tuổi, quê Bình Định) được 7 năm và có một bé gái 6 tuổi. 

Chị Thuỷ kể, hai gia đình ở gần nhau, cách nhau 10 phút đi xe. Mới quen nhau được vài tuần, chị Thuỷ đã được người yêu dắt về nhà ra mắt ba mẹ chồng tương lai. Suốt thời gian 2 năm hẹn hò, chị thường xuyên qua lại ăn uống nên rất hiểu tính cách và gia cảnh nhà trai. 

“Nhà anh nghèo, nhà em cũng nghèo nên cưới nhau rồi em cũng không tủi thân, chỉ nghĩ là mình làm ăn được sẽ lo cho ba mẹ, chứ không mong ba mẹ phải lo cho mình” – chị Thuỷ nói.

Chia sẻ về sự nghèo khó ngày xưa, bà Loan rơi nước mắt kể lại “nhà mình còn không bằng cái chuồng heo nhà người ta”. Chính vì thế khi làm ăn được, chị Thuỷ và chồng đã quyết định xây căn nhà khá to trên mảnh đất ba mẹ cho. 

Bà Loan vui vẻ kể: “Nó bắt cô quét dọn tối ngày. Biết vậy xây nhà nhỏ nhỏ thôi, gì đâu mà 50-60 bậc tam cấp”.

Bà Loan "nói xấu" con dâu trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu. 

Giải thích chuyện “bắt mẹ chồng quét dọn tối ngày”, chị Thuỷ nói, do bận bán hàng online nên mẹ chồng là người giúp cô chăm sóc con cái, nhà cửa chu toàn. Một tay bà Loan chăm cháu nội từ ngày mới 3 tháng tuổi, từ ăn uống, tắm rửa, tối đến ngủ với bà. 

Sau khi sinh con được 3 tháng, chị Thuỷ bắt tay vào kinh doanh online với số vốn 2 triệu đồng tích cóp từ tiền chồng đưa nuôi con. “Với 2 triệu đồng, em lấy về 15 bộ quần áo, cứ thế live-stream, có 4-5 người xem cũng đứng live. Nhiều khi bị ‘bom’ hàng nhiều quá, em buồn bỏ ăn luôn”.

Có lần chị bị lừa mất 10 triệu tiền hàng – một số tiền lớn với chị Thủy hồi đó, chị suy sụp, nằm bệt trên giường. Khi tâm sự với mẹ chồng là không có vốn làm ăn, bà Loan đã lấy sổ đỏ đi cầm ngân hàng để vay cho con dâu 20 triệu đồng làm vốn. Cầm số tiền mẹ chồng đưa, chị Thuỷ lại lao vào “cày ngày cày đêm” để thoát nghèo.

“Em làm gì cũng tự tin lắm. Có nhiều biến cố xảy ra nhưng em vẫn kiên trì làm lại từ đầu. Bởi vì cùng lắm là lại nghèo như ngày xưa, quen với cái khổ rồi nên em không sợ khổ”.

Còn bà Loan chia sẻ rằng, cắm sổ vay ngân hàng cho con dâu, bà không e ngại gì, “làm được thì mừng, không được thì mình vẫn nuôi”.

Bà Loan không ngần ngại lấy sổ đỏ đi vay vốn cho con dâu làm ăn. 

Chị Thuỷ chia sẻ, chị thương mẹ chồng vô cùng. “Ngày xưa một mình mẹ làm 1 mẫu ruộng”, chăm lo cho con cái hết lòng.

“Em còn nhớ lần em bệnh, người ta kêu hái cây dại về sắc nước uống. Mẹ chở em đi dọc đường mương, thấy cây là mẹ xuống hái hết, về sắc nước cho em uống. Lúc bầu, sinh con, mẹ một tay cơm nước, nấu nướng riêng món cho em…”.

Vì thế khi có điều kiện, chị muốn bù đắp cho mẹ - thường xuyên cho mẹ đi mua sắm, tặng quà các ngày lễ tết, sinh nhật. 

Khi được hỏi có mong mẹ thay đổi điều gì, chị Thuỷ nói, chỉ mong ba mẹ bớt suy nghĩ, “nếu có điều gì không hài lòng với con dâu thì mẹ nói ra để con có cơ hội giải thích”. 

Nguyễn Thảo

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !