Mẹ chồng chăm cháu nội đau ốm để con dâu cũ nhẹ bước lấy chồng

Con dâu góa bụa 7 năm, mẹ chồng thương dâu như con gái, khuyên đi thêm bước nữa. Bà còn nhận chăm cháu nội đau ốm để con dâu cũ nhẹ bước theo chồng.

Đau xót con dâu bưng cơm cúng chồng

Những ngày qua, làng trên xóm dưới ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa xôn xao câu chuyện mẹ chồng nuôi cháu nội cho con dâu đi lấy chồng. 

Không chỉ gây xáo động làng quê, câu chuyện khác biệt lẽ thường nhưng quá đỗi nhân văn ấy còn được cộng đồng mạng lan truyền.

Mẹ chồng thương con dâu trong câu chuyện trên chính là bà Lê Thị Mùa (56 tuổi), sống ở huyện Nông Cống.

 Gia đình bà Mùa tổ chức lễ cưới cho con dâu.


Vừa phụ con dâu cũ chăm cháu nội ốm, bà Mùa vừa tranh thủ trò chuyện cùng phóng viên VietNamNet. Bà cười chất phác, bảo chuyện nhà chồng gả con dâu cũng không hiếm. 

“Cháu Lệ về nhà tôi làm dâu 8 năm thì có đến 7 năm góa bụa. Thế nhưng, cháu không màng chuyện đi thêm bước nữa mà ở vậy thờ chồng, nuôi con. Chúng tôi xem con dâu như con gái nên thấy cảnh đó cũng xót xa”, bà Mùa xúc động.

Bà Mùa nhớ sau gần 1 năm cưới vợ, con trai bà gặp tai nạn giao thông và mất sớm. Lúc đó, chị Đỗ Thị Lệ, con dâu của bà mới bước sang tuổi 19 và mang thai được 2 tháng. 

Thương con dâu, bà Mùa khóc cho con trai một, khóc tủi phận cho Lệ đến mười. 

“Con gái nhà người ta ở tuổi đó còn hồn nhiên đến trường, con dâu của mình lại bưng từng bát cơm cúng chồng. Tôi đau xót, thương con dâu nhiều lắm”, bà Mùa chia sẻ.

Nối tiếp câu chuyện, ông Lê Sỹ Thành (59 tuổi), chồng bà Mùa kể, quá đau buồn trước cảnh chồng mất và mắc cúm nặng, sức khỏe của Lệ suy kiệt dẫn đến thai nhi bất ổn. 

Bé trai sinh ra không may mắn bị sứt môi, down, chỉ nằm một chỗ. Sợ con dâu lớn tuổi, sống cảnh quạnh quẽ, vợ chồng ông Thành giục chị Lệ đi thêm bước nữa. 

“Chúng tôi mở rộng cửa nhà, cho biết bao nhiêu mối đến tìm hiểu mà con bé chẳng ưng ai. Từ sau Tết, cháu mới tìm hiểu một người ở làng bên. 

Biết con dâu xác định cưới, nhà tôi có bàn bạc với mẹ đẻ của Lệ, lo cho cháu được trọn vẹn hạnh phúc. Cuối cùng, thông gia nhất trí cho chúng tôi tổ chức lễ cưới cho cháu. 

 

Sau bao lỡ làng, chị Lệ cũng tìm được bến đỗ hạnh phúc.


Mọi chi phí trong chuyện cưới xin cho Lệ đều do nhà tôi đứng ra lo liệu. Bố mất sớm, Lệ chỉ còn có mẹ. Bà ấy cũng không dư dả. Thế nên, mấy đồng bạc lo cho con dâu chúng tôi lo được, chẳng đáng cái chi”, ông Thành nói.

Ngày 30/4 vừa qua, gia đình ông Thành làm hơn chục mâm cỗ, mời họ hàng và nhà mẹ đẻ của Lệ về dự.

Hôm đó là lễ nạp tài, vợ chồng ông Thành đứng ra nhận sính lễ, đồng thời trao của hồi môn cho con dâu đi lấy chồng. Ngoài ra, các con, dâu rể của ông Thành cũng trao quà cưới cho em dâu cũ.

Nhận phần chăm cháu ốm đau

Theo ông Thành, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở nhà ông rất chan hòa. Bao nhiêu năm qua, chị Lệ và bà Mùa không nảy sinh mâu thuẫn. Chị Lệ đi làm, đưa lương phụ bố mẹ chồng tiền sinh hoạt nhưng ông bà không nhận. 

Ông Thành nói thẳng: “Bố mẹ không lấy cái chi cả, con dành dụm để lo về sau, muốn sắm sửa cái chi thì sắm”.

Nhắc đến chuyện nhận chăm cháu nội, bà Mùa thật thà: “Tôi cứ nghĩ thế này, ở chùa, mái ấm có hơn 100 đứa trẻ mồ côi, khuyết tật mà họ còn chăm được. Cháu mình chỉ có mỗi một đứa thì có là gì. Mình phải nghĩ thoáng, chuyện chăm cháu cũng bình thường thôi”.

Bà Mùa cho biết dân làng bàn tán, nói chị Lệ đi lấy chồng, để cháu ốm đau lại cho mẹ chồng. Bà nghe thấy liền nói thẳng, chẳng có chi vất vả hết, cháu mình thì mình chăm. Trước nay, bà vẫn phụ giúp con dâu chăm cháu nên cũng đã quen việc.

 Bà Mùa chụp ảnh với Lệ trong ngày cưới Lệ.


“Nếu cháu lành lặn, mẹ cháu muốn chăm thì chúng tôi chẳng tranh nuôi làm gì. Đằng này, cháu mình bệnh nặng mà mình đưa cho Lệ mang theo về nhà chồng mới thì có phải làm khổ cho con dâu mình không. 

Chưa kể, hắn lấy chồng mới, sinh con đẻ cái, mình còn phải qua lại chăm sóc nữa kìa. Hắn đi thêm bước nữa mà không hạnh phúc thì mình cũng đau lòng”, bà Mùa bày tỏ.

Có lần, bà Mùa nghe người quen thuật lại, chị Lệ tâm sự không đành bỏ con cho ông bà. Chị sợ ông bà vất vả. Lúc đó, bà cũng đã tính đến phương án nếu con dâu quyết không đi thêm bước nữa thì vợ chồng bà sẽ xây nhà cho mẹ con Lệ sống cạnh bên. 

Tạm dừng câu chuyện, bà Mùa loay hoay chuẩn bị ít rau củ, thịt cá cho chị Lệ đem về nhà chồng mới nấu cơm. Bà bảo con dâu tranh thủ thăm con, rồi thu xếp ra về kẻo tối.

Chị Lệ rất cảm động trước chân tình của bố mẹ chồng. 7 năm góa bụa, chị xem bố mẹ chồng như ruột thịt. Ngược lại, bố mẹ chồng cũng thương chị hệt như con gái. Mỗi ngày, chị chỉ việc đi làm, về nhà đã có cơm nước mẹ chồng chờ sẵn.

“Mẹ đi chợ, thấy món tôi thích là mua về cho tôi ăn. Tôi đi làm, lương tự cất giữ, bố mẹ chồng không hỏi đến. Lễ tết, ông bà còn cho tiền tiêu. Đợt gần cưới, ông bà hỏi có tiền không, không có thì ông bà cho để mua sắm.

Chi phí cưới xin, tôi muốn phụ nhưng bố mẹ chồng không cho. Ông bà còn nói tôi chỉ việc đi lấy chồng thôi”, chị Lệ xúc động.

 B

Bố mẹ chồng nhận nuôi cháu nội để chị Lệ vui vầy duyên mới.


Trước khi gả con dâu, ông bà chịu khó lân la xóm giềng, hỏi thăm về tính cách, đạo đức của chồng chị Lệ. Đến khi biết rõ người mới hiền lành, ông bà mới vui vẻ lo chuyện cưới xin cho con dâu.

Mấy ngày qua, dù đã về nhà chồng mới nhưng chị Lệ vẫn thường xuyên lui tới thăm bố Thành, mẹ Mùa. Bố mẹ chồng mới cũng tạo điều kiện cho con dâu về thăm nhà chồng cũ.

Tháng 5 này, chị Lệ sẽ theo chồng vào Nam làm việc. Dù rất nhớ và lo lắng cho con trai nhưng chị tin bố Thành, mẹ Mùa sẽ thay mình chăm cháu thật chu đáo.

Ngọc Lài

Ảnh: Nhân vật cung cấp

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Đang cập nhật dữ liệu !