MC Khánh Vy chia sẻ 6 bí quyết ôn thi ‘nước rút’ cực hiệu quả

MC Khánh Vy vừa chia sẻ 6 bí quyết giúp các sĩ tử ôn tập kiến thức hiệu quả trong giai đoạn "nước rút" trước kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2022 đang đến gần, thời điểm này học sinh lớp 12 phải gấp rút ôn luyện để bước vào kỳ thi với tâm thế tốt nhất. Mới đây, MC Đường lên đỉnh Olympia Khánh Vy đã chia sẻ bí quyết ôn thi đại học giai đoạn "nước rút" cực hiệu quả.

Theo Khánh Vy, có 6 bí quyết để các sĩ tử ghi nhớ kiến thức nhiều nhất. Đây cũng là các tuyệt chiêu ôn thi hiệu quả mà cô nàng đã từng áp dụng trước đây.

{keywords}
MC Khánh Vy

1. Nhắc nhở bản thân về mục tiêu mỗi ngày

Từ học kỳ 2, mình luôn dán một tờ note vàng lên bàn học, ghi rõ số điểm mình muốn đạt được và kèm chữ "Cố lên, Khánh Vy". Mỗi ngày nhìn vào, mình lại có thêm động lực và kiên quyết với mục tiêu, có nản mấy cũng không từ bỏ, phải chiến tới cùng.

Mình tự nhủ đây là kỳ thi giúp mình đi tiếp trên con đường mình lựa chọn, có thể mở cho mình một tương lai sáng, nên mình NHẤT ĐỊNH phải làm được và sẽ cố hết khả năng.

2. Tập trung học hệ thống có hiệu quả

- Liệt kê kiến thức các môn và sau đó:

- Vẽ sơ đồ tư duy (nhưng vì gần thi rồi, nên không cần đẹp hay cầu kỳ quá đâu nha, quan trọng là nhìn rõ được hệ thống và dễ nhớ) 

- Gạch đầu dòng các ý chính

- Ghi thành dàn bài 

- Đọc thành tiếng/ Nhẩm trong đầu (2 cách này mình áp dụng cực kì nhiều, bây giờ đi làm mỗi lần ôn kịch bản cũng đều đọc thành tiếng)

- Khoanh tròn/ gạch chân/ in đậm thông tin quan trọng 

- Kiểm tra lại bằng cách viết ra những gì mình vừa ôn, viết từ khoá/ ý chính thôi cũng được (viết ra thì nhớ lâu hơn là chỉ mỗi đọc).

- Với môn Văn, mình cố vận dụng thêm trí tưởng tượng nữa khi ôn những kiến thức liên quan hoàn cảnh ra đời, cốt truyện với các nhân vật. Đến bây giờ, mình vẫn nhớ hình ảnh mình tự vẽ ra với bức tranh nạn đói năm 1945 với anh Tràng, bà cụ Tứ và người vợ. Việc này giúp mình “dễ chém" khi đi thi và dễ liên hệ cảm xúc với nhân vật. Đương nhiên, phương pháp này còn tùy thuộc vào từng người nha.

{keywords}

3. Thi thử như thi thật

Song hành cùng với việc ôn kiến thức thì mình cũng kết hợp làm đề thi thử của những năm gần nhất luôn.

Đặt đồng hồ hẹn giờ bằng với thời gian trong phòng thi, không điện thoại, không tài liệu tham khảo, và mình cứ thế ngồi làm.

Câu nào chưa nhớ hoặc chưa ôn thì bỏ quả. Tạo cho mình cảm giác y chang ngồi trong phòng thi, cách này giúp chúng mình kiểm soát được thời lượng phân bổ cho các câu/ các phần dễ dàng hơn và cũng giúp rà soát, ghi nhớ kiến thức rất tốt.

4. Nghe thầy cô dặn, bạn bè trò chuyện, anh chị chia sẻ

Thời ôn thi cận kề, mình hay lên Youtube tìm bài giảng của các thầy cô, nghe những lời rồi dặn dò, đọc chia sẻ của những anh chị đi trước,.... làm mình thấy an tâm hơn rất nhiều và có cảm giác được sẻ chia.

Nghĩ đi nghĩ lại, đây cũng là một kỳ thi trong hàng chục kỳ thi 18 năm trải qua, điều khó khăn hơn chút là nó cần rất nhiều quyết tâm và nỗ lực của mình. Mà nếu mình đáp ứng được hai điều đó, chắc chắn ông trời sẽ không phụ lòng đúng không?

5. Ôn tập trung cao độ nhưng không quên giải lao

Bớt sử dụng mạng xã hội, internet, hay những thiết bị điện tử khiến mình phân tán. Tự mình loại bỏ việc suy nghĩ quá nhiều và những viễn cảnh xấu mình tự vẽ ra trong đầu (cũng là một loại phân tán nguy hiểm không kém).

Một chút nhạc, một chút vận động, một chút ăn ngon, một chút ngủ ngon,... vẫn có ích cho sức khỏe của mình và không khiến mình học kém hiệu quả hơn, nên đừng cố “push" bản thân mình quá đáng nha.

6. Biến áp lực thành động lực

Giai đoạn này mình nghĩ áp lực lớn nhất chính là “PHẢI ĐỖ…”, nhưng bạn có để ý đôi khi cái áp lực đó khiến bạn mệt mỏi, muốn bỏ cuộc không?

Cùng một vấn đề hãy thay đổi suy nghĩ của bản thân theo hướng khác. Hãy nghĩ rằng bạn “SẼ ĐỖ” bởi bạn đã và đang nỗ lực, bạn sẽ thực hiện được ước mơ của chính mình. 

Bạch Dương

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !