Máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc sẽ sớm được "xuất ngoại"?

Ngày 11/10, tờ Sina dẫn nguồn từ Không quân Hoàng gia Thái Lan cho biết, Không quân Hoàng gia Thái Lan đã đề xuất một hạng mục mua sắm máy bay chiến đấu mới để thay thế máy bay chiến đấu F-16A/B hiện có, máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc đang là sự lựa chọn hàng đầu.

Nếu như hạng mục này thành công, đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc xuất khẩu máy bay J-10C ra nước ngoài.

Theo thông tin được Không quân Hoàng gia Thái Lan, máy bay chiến đấu F-16A/B của lực lượng này được mua từ cuối thập niên 80, đến nay đã trải qua gần 30 năm phục vụ và sắp phải nghỉ hưu. Mặc dù năm 2010, Không quân Thái Lan đã tiến hành nâng cấp máy bay F-16A/B đạt đến trình độ của máy bay F-16MLU, nhưng những máy bay này vẫn không thể đáp ứng yêu cầu chiến đấu hiện nay. Do vậy, Không quân Thái Lan đưa ra quyết định thay thế toàn bộ máy bay F-16A/B bằng một loạt máy bay thế hệ mới.

Máy bay F-16A/B của Không quân Hoàng gia Thái Lan. Nguồn: Sina

Trên thị trường máy bay chiến đấu của thế giới hiện nay, máy bay chiến đấu F-35 là sự lựa chọn hàng đầu cho việc thay thế F-16, tuy nhiên Thái Lan không phải là nước đối tác nghiên cứu F-35, đồng thời quan hệ Mỹ - Thái cũng chưa thân cận đến mức Mỹ có thể xuất khẩu F-35 sang Thái Lan. Đa số chuyên gia đều nhận định, trước năm 2030 Thái Lan không thể mua được máy bay F-35.

Ngoài ra, trong đề xuất của mình, Không quân Thái Lan cũng đưa ra yêu cầu là máy bay chiến đấu mới phải mở mã nguồn máy tính nhiệm vụ để Không quân Thái Lan có thể tích hợp thiết bị và vũ khí của riêng mình lên máy bay. Đối với yêu cầu này phía Mỹ chắc chắn sẽ không đồng ý. Do vậy, F-35 không thể trở thành sự lựa chọn phù hợp của Không quân Thái Lan.

Máy bay F-35 của Mỹ. Nguồn: Sina

Ngoài F-35 còn có 3 loại máy bay có sức cạnh tranh lớn nhất trong đơn hàng của Không quân Thái Lan đó là F-16V của Mỹ, JAS-39E/F của Thụy Điển và J-10C của Trung Quốc. Máy bay F-16V là bản cải tiến mới nhất của F-16, máy bay này được trang bị radar mảng pha chủ động, hệ thống điện tử hàng không mới và buồng lái được thủy tinh hóa, thế hệ vũ khí mới, khả năng chiến đấu tổng thể được tăng cường một cách mạnh mẽ.

Ngoài ra trong lĩnh vực bảo đảm hậu cần, huấn luyện phi hành đoàn cũng có tính thông dụng cao, phù hợp với Không quân Thái Lan. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không đồng ý việc quốc gia khác mở mã nguồn máy tính nhiệm vụ trên máy bay của mình, do đó việc Thái Lan muốn tích hợp thiết bị và vũ khí trên máy bay này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thêm nữa, hiện nay quan hệ Mỹ - Thái không “êm đẹp” như trước, điều này càng làm cho việc mua sắm F-16V trở nên khó khăn hơn.

Máy bay chiến đấu F-16V của Mỹ. Nguồn: Sina

Còn đối với máy bay JAS-39E/F, đây là phiên bản cải tiến của máy bay JAS-39, máy bay này sử dụng động cơ tua-bin khí F414, lưc đẩy mạnh để nâng cao hiệu suất tác chiến. Máy bay cũng được trang bị radar mảng pha chủ dộng, buồng lái được thay thế bằng buồng lái nhất thể hóa có tính năng tốt. Hệ thống vũ khí và tác chiến điện tử cũng được nâng cấp, năng lực tác chiến tổng thể đã được nâng cao rõ rệt. Không quân Thái Lan hiện đang được trang bị máy bay JAS-39C/D, nên sẽ có nhiều lợi thế trên phương diện thiết bị thông dụng, huấn luyện phi hành đoàn máy bay JAS-39E/F.

Quan trọng hơn là, Thái Lan đã mua máy bay cảnh báo sớm SAAB340 của Thụy Điển, sau khi mua thêm máy bay chiến đấu JAS-39E/F của nước này thì hai máy bay này có thể ngay lập tức phối hợp tác chiến. Phía Thụy Điển cũng đồng ý cho phép Thái Lan mở mã nguồn máy tính nhiệm vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu của JAS-39E/F.

Tuy nhiên, giá của máy bay này lại quá cao, lên đến gần 100 triệu USD/chiếc, thêm vào các chi phí phụ thì việc mua được JAS-39E/F là điều không tưởng. Brazil khi mua 36 máy bay JAS-39E/F tổng chi phí lên đến gần 5 tỉ USD.

Máy bay chiến đấu JAS-39E/F của Thụy Điển. Nguồn: Sina

Máy bay J-10C của Trung Quốc đang trở thành “hắc mã” trong việc cạnh tranh xuất khẩu sang Thái Lan. J-10C là phiên bản cải tiến của máy bay J-10, sử dụng động cơ tua-bin khí WS-10B do Trung Quốc sản xuất, radar điều khiển hỏa lực được nâng cấp thành radar mảng pha chủ động, buồng lái được thủy tinh hóa. Các vũ khí trên không sử dụng tên lửa không đối không tầm trung và tầm xa và tên lửa không đối không, tổng thể năng lực chiến đấu của máy bay này ngang tầm với máy bay chiến đấu thế hệ 3 của các nước khác.

Trung Quốc cũng chấp nhận điều kiện của Thái Lan về việc mở mã nguồn máy tính nhiệm vụ, cùng với đó, giá của J-10C cũng tương đối thấp, chỉ tương đương 1/2 giá của JAS-39E/F, điều này có sức hấp dẫn tương đối lớn đối với phía Thái Lan.

Máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc. Nguồn: Sina

Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Thái Lan không ngừng tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quân sự. Thái Lan đã nhập khẩu từ Trung Quốc xe tăng VT-4, xe chiến đấu bộ binh VN-1, module tên lửa, tàu ngầm S26T và tàu đổ bộ.

Trung Quốc không những xuất khẩu vũ khí sang Thái Lan mà còn chuyển giao cả kỹ thuật để nâng cao khả năng tự sửa chữa, bảo dưỡng của Thái Lan. Những điều này chính là lợi thế của Trung Quốc trong cuộc đua xuất khẩu máy bay J-10C sang Thái Lan.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Máy bay chiến đấu J-10C Trung Quốc chiến đấu cơ Trung Quốc máy bay Trung Quốc vũ khí trung quốc Thái Lan không quân Hoàng gia Thái Lan

Nga phá hủy đoàn xe bọc thép chở quân VAB ở Ukraine

Đoạn video mới đây được phía Nga công bố cho thấy cảnh phá hủy một đoàn xe bọc thép chở quân của lực lượng vũ trang Ukraine.

Video Nga dùng súng cối tự hành lớn nhất thế giới công phá mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh các khẩu súng cối tự hành 2S4 Tyulpan lớn nhất thế giới của nước này tấn công mục tiêu trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Tính năng pháo tự hành ‘cung thủ’ Thụy Điển sắp gửi cho Ukraine

Các quan chức quốc phòng cấp cao của Ukraine và Thụy Điển gần đây đã thống nhất thời điểm Stokholm chuyển giao một số pháo tự hành Archer cho Kiev.

Sức mạnh súng bắn tỉa Barrett XM109 của Mỹ

Với loại đạn 25 x 59mm, súng bắn tỉa Barrett XM109 có thể dễ dàng vô hiệu hóa thiết giáp hạng nhẹ của đối phương.

Tàu do thám Nga bị UAV tấn công ở Biển Đen

Tàu trinh sát thuộc dự án 18280 mang tên Ivan Khurs của Nga khi đi qua eo biển Bosphorus đã bị 3 máy bay không người lái (UAV) tấn công.

Tàu sân bay lớn nhất thế giới tới Na Uy tập trận

Tàu sân bay lớn nhất thế giới USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ đã di chuyển tới thành phố Oslo của Na Uy vào hôm nay (24/5).

Rộ tin kho phụ tùng tiêm kích F-35 của Mỹ mất hơn một triệu linh kiện

Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết, tổng giá trị số linh kiện bị mất trong kho phụ tùng tiêm kích F-35 vào khoảng 85 triệu USD.

Sức mạnh của hệ thống phòng không Skynex do Đức sản xuất

Hệ thống phòng không tầm ngắn Skynex do Đức sản xuất có khả năng chống lại máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình một cách hiệu quả.

Video lính Ukraine dùng súng cối tăng tầm bắn lựu đạn

Với cách thức sáng tạo dưới đây, các binh sĩ Ukraine đã tăng tầm bắn lựu đạn lên gấp năm lần so với khi khai hỏa từ các súng phóng lựu gắn trên súng trường.

Chuyên gia quân sự ở Ukraine tiết lộ người điều khiển UAV giỏi nhất

Một chuyên gia quân sự của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) khẳng định, các game thủ có khả năng điều khiển máy bay không người lái (UAV) tốt hơn người khác.

Đang cập nhật dữ liệu !