Mẫu viết thư UPU lần 51 về khủng hoảng khí hậu ngắn gọn dưới 800 chữ
Tham khảo thêm bài mẫu viết thư UPU lần 51 năm 2022 về chủ đề khủng hoảng khí hậu ngắn gọn dưới 800 chữ.
Với chủ đề cuộc thi viết thư UPU lần thứ 51: "Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu” (tiếng Anh: “Write a letter to someone influential explaining why and how they should take action on the climate crisis”), các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ tư liệu liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu để trích dẫn những dẫn chứng chính xác, thể hiện tầm quan trọng của vấn đề đối với cuộc sống của loài người.
Dưới đây là một mẫu viết thư UPU lần 51 về khủng hoảng khí hậu ngắn gọn dưới 800 chữ để các bạn tham khảo. Tuyệt đối không sao chép!
"...., ngày .... tháng .... năm 2022
Kính gửi bác Thủ tướng Chính phủ!
Cháu là...
Gần đây cháu nghe đài báo nói rất nhiều về tác động của biến đổi khí hậu trên hành tinh của chúng ta. Vậy nên hôm nay cháu xin viết thư này để gửi đến bác những ý kiến riêng của cháu về vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng như tại đất nước ta.
Có thể nói chưa bao giờ cụm từ biến đổi khí hậu được nhắc tới nhiều như trong thời gian gần đây. Trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh khủng bố và an ninh mạng, biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.
Biến đổi khí hậu với những hậu quả về các hiện tượng khí hậu cực đoan là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với cuộc sống con người. Trong khi đó Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia chịu ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu.
Khủng hoảng khí hậu và những hậu quả khôn lường |
WHO ước tính tới năm 2030 biến đổi khí hậu có thể gây tử vong cho 38.000 người cao tuổi do nhiệt, 48.114 ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ em và thêm 336 triệu người có nguy cơ mắc sốt rét.
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt…ảnh hưởng tới hệ thống y tế và sức khỏe con người, làm gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm và các bệnh mới nổi hoặc tái nổi như sốt xuất huyết, sốt rét… Dự báo trong tương lai có thể còn có thêm nhều bệnh mới do tác động biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Nắng nóng khắc nghiệt làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng số lượng người nhập viện, đặc biệt như bệnh hô hấp, tim mạch, tiết niệu, đái tháo đường, sức khỏe tâm thần.
Nhiệt độ trung bình tăng lên làm băng tan, mực nước biển dâng, thay đổi hệ sinh thái hệ sinh vật, tăng nồng độ ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, các bệnh lây truyền qua nước (dịch tả), lây truyền qua thực phẩm (nhiễm độc salmonella)… . Nhiệt độ trung bình tăng lên có thể làm tăng số ca sốc nhiệt, đột quỵ và tỷ lệ tử vong.
Lũ lụt phá hủy cơ sở hạ tầng, gián đoạn hệ thống y tế làm tăng tỷ lệ tử vong do đuối nước, chấn thương, tăng các bệnh lẫy truyền qua thực phẩm do thiếu nước sạch, thiếu nhà vệ sinh, nước thải tràn lan…
Hạn hán làm giảm sản lượng lương thực, cháy rừng… dẫn tới tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Trong đó đặc biệt có những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, người nghèo.
Bác Thủ tướng thân mến,
Cháu nghĩ rằng bác cũng nắm rõ những tác hại của biến đổi khí hậu đối với nước ta. Vậy nên việc đưa ra các chiến lược ứng phó với khủng hoảng khí hậu hiện nay là vô cùng cần thiết.
Hiện nay cháu chỉ là một cô bé cấp 2 với những suy nghĩ còn non nớt, nhưng nhất định sau này khi lớn lên cháu sẽ góp sức mình nhiều hơn cho công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cháu viết thư này kính mong bác sẽ hành động quyết liệt trong khả năng của mình để tới đây đất nước ta sẽ có nhiều chuyển biến trong giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người dân.
Công dân nhỏ của bác
Ký tên"
5 bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 về khủng hoảng khí hậu
Nếu bạn học sinh nào còn băn khoăn, chưa có cảm hứng tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU thì hãy tham khảo ngay 5 bài mẫu viết thư UPU lần thứ 51 năm 2022 dưới đây nhé!
Bức thư viết dưới dạng văn xuôi và theo đúng thể thức của một bức thư: Phần đầu thư luôn có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; Phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; Phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.
Viết bức thư của mình bằng những câu văn rõ ràng, mạch lạc và có cảm xúc. Nên tránh cách viết thư theo kiểu trình bày tư liệu khô khan, liệt kê hay kể lể chung chung. Nếu trong bức thư có nhiều cách so sánh hợp lý thì càng lôi cuốn, hấp dẫn và thuyết phục người đọc. Những bức thư đoạt giải cao thường là những bức thư làm lay động trái tim người đọc không chỉ bởi ý tưởng, kết cấu bức thư mà còn bởi những cảm xúc chân thành mà người viết thể hiện.
Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất.
H.T