'Mặt cười' trên sao Hỏa thay đổi gây sốc sau gần 10 năm
Khu vực có tạo hình giống khuôn mặt mỉm cười trên sao Hỏa đã biến đổi cả về hình dạng lẫn màu sắc do sự xói mòn nhiệt.
'Mặt cười' trên sao Hỏa đã biến đổi như thế nào sau gần 10 năm |
Con người thích đặt những biệt danh phù hợp cho các hình thành ngoài không gian, đó có thể là Tinh vân Con cua hay Thiên hà Cánh cụt và Trứng.
Cũng tương tự như vậy, miệng núi lửa trên sao Hỏa có biệt danh là khuôn mặt cười giúp các nhà khoa học theo dõi xu hướng khí hậu theo thời gian trên hành tinh đỏ.
Miệng núi lửa nằm ở khu vực cực nam của sao Hỏa tại một khu vực băng giá. Camera HiRISE của tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) ghi lại sự thay đổi vùng 'Mặt Cười' trên bề mặt sao Hỏa trong gần 10 năm. Hai bức ảnh chụp vào cuối năm 2011 và năm 2020 cho thấy phần miệng đang cười 'rạng rỡ' hơn.
Cảnh quan thay đổi về diện mạo, thể hiện qua sự khác biệt về lượng sương phủ trên mặt đất.
Ross Beyer, thành viên nhóm vận hành HiRISE cho biết: "Một số vết tròn cũng thay đổi hình dạng do nhiệt từ Mặt Trời gây ra sự thăng hoa, hiện tượng chất lỏng trực tiếp chuyển thành khí, bỏ qua giai đoạn hóa lỏng. Quá trình xói mòn nhiệt trong 9 năm qua khiến phần miệng của khuôn mặt trở nên rộng hơn".
Phần mũi của khuôn mặt cũng đã biến đổi, từ hai vòng tròn khác biệt sáp nhập lại với nhau thành một đốm màu.
Tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter theo dõi những thay đổi theo mùa, kiểu quan sát này trong gần một thập kỷ giúp chúng ta hiểu được xu hướng khí hậu lâu dài trên hành tinh đỏ.
Mars Reconnaissance Orbiter đã đi vào quỹ đạo xung quanh sao Hỏa từ năm 2006. Máy ảnh HiRise của tàu vũ trụ và nhóm khoa học tại Đại học Arizona đã chứng kiến đủ loại kỳ quan trên sao Hỏa, từ dấu vết ma quỷ bụi đến một trận tuyết lở đang hoạt động.
Năm ngoái, Mars Reconnaissance Orbiter đã tìm thấy một hố trên bề mặt trông giống như khuôn mặt cười toe toét của nam diễn viên Ed Asner.
Hai tiểu hành tinh lớn hơn đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái Đất
NASA cho biết hai tiểu hành tinh lớn với kích thước ước tính lớn hơn đại kim tự tháp Giza lần lượt bay qua Trái đất vào ngày 23 và 25/1.
Hoàng Dung (lược dịch)