Mang bầu 7 tháng, nhập viện 2 lần vì hen
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, 39 tuổi, mang bầu đứa con đầu lòng mới 7 tháng nhưng chị đã phải nhập viện 2 lần, mỗi lần nửa tháng, vì cơn hen hành hạ.
Gặp chị Hương trong Trung tâm dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai, bên cạnh giường bệnh vẫn là bình oxy để chị thở mỗi khi đêm xuống, mỗi khi lên cơn khó thở.
Có thai 7 tháng, với những người mẹ bình thường, khó thở là việc đương nhiên. Đối với chị Hương, cơn khó thở đó còn tăng lên gấp bội. Nó đến khiến chị lo lắng thiếu oxy cho thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Nên bất cứ khi nào cảm thấy bất an, chị đều vào viện khám.
“Tính mình lo xa mà. Mang thai đứa đầu bị hỏng rồi, đứa này càng phải cẩn thận hơn” – Chị Hương cười.
Chị Hương nhập viện lần đầu vào ngày 17/9 và phải ở lại điều trị trong viện suốt 2 tuần. Hai tháng sau, ngày 12/12, chị lại nhập viện.
Chị Hương kể, đêm trước (11/12), chị ho cả đêm, ho không ngủ được, ho có cảm giác bật cả em bé ra ngoài. Sáng ra, chị bắt chồng đưa mình vào nhập viện luôn. Suốt 2 năm điều trị tại đây, chị là “khách quen” của các bác sĩ Trung tâm dị ứng. Hầu như các bác sĩ trong Trung tâm chị đều thuộc tên.
Hôm đó, chị được uống thuốc, thở ô xy và có một đêm ngủ ngon giấc.
“Mình bị viêm mũi dị ứng đã hơn 10 năm. Khi thời tiết giao mùa, từ mùa nóng sang mùa lạnh, mình càng dễ bị ho hắng, sụt sịt. Hai năm trở lại đây, mình chuyển sang bị hen phế quản. Nhà làm nghề may, nhiều bụi vải, càng khiến mình dễ bị hắt xì hơi, sổ mũi hơn. Cơn khó thở nhiều hơn. Bị hen, cứ như mình kéo đàn, kéo nhị trong cổ. Làm tí việc vặt trong nhà cũng thấy mệt, uể oải” – Chị Hương tâm sự.
Vốn tính lo xa, nên trong người chị luôn thủ sẵn thuốc xịt, thuốc dự phòng, thuốc ho. Lên cơn hen chị dùng thuốc dự phòng, thuốc xịt cắt cơn khó thở. Khi làm việc nhà, thấy mệt chị lại nằm nghỉ ngơi. Cuộc sống cứ thế bình yên trôi đi. Mỗi tháng chị đi viện kiểm tra một lần.
Nhưng từ khi mang bầu, chị thấy khác hẳn. Xịt thuốc cũng không đỡ khó thở. Nằm nghỉ cũng không. Thuốc chị không dám dùng nhiều vì sợ ảnh hưởng thai. Cứ thế ho, cứ thế khó thở, cứ thế mệt mỏi kéo dài. Nên chị Hương càng thường xuyên vào viện khám.
Nằm viện thở ô xy đỡ ho, ngủ ngon nên mình cũng đỡ lo. Rất may là đã mẹ tròn con vuông” – Chị Hương cười.
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) chính là ho, khò khè, tức ngực, phổi có tiếng ran rít, khó thở, diễn ra về đêm và sáng sớm.
Nếu dấu hiệu này diễn ra thường xuyên, mỗi khi thay đổi thời tiết, hay gặp các yếu tố kích thích như bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, mỹ phẩm… bạn cần nghĩ ngay đến hen phế quản.
Với chị Hương, yếu tố dẫn tới hen phế quản chính là cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng khi thay đổi thời tiết) và môi trường chứa nhiều bụi vải. Chính vì vậy, để hạn chế các cơn khó thở, chị Hương cần giữ ấm khi thay đổi thời tiết, làm sạch môi trường sống.
Trong quá trình mang thai, chị cần giữ gìn hơn, phải vào viện khi có các dấu hiệu hen nặng.
Có thai 7 tháng, với những người mẹ bình thường, khó thở là việc đương nhiên. Đối với chị Hương, cơn khó thở đó còn tăng lên gấp bội. Nó đến khiến chị lo lắng thiếu oxy cho thai nhi, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Nên bất cứ khi nào cảm thấy bất an, chị đều vào viện khám.
Chị Hương thời gian còn nằm viện Bạch mai chữa hen khi mang bầu |
Chị Hương nhập viện lần đầu vào ngày 17/9 và phải ở lại điều trị trong viện suốt 2 tuần. Hai tháng sau, ngày 12/12, chị lại nhập viện.
Chị Hương kể, đêm trước (11/12), chị ho cả đêm, ho không ngủ được, ho có cảm giác bật cả em bé ra ngoài. Sáng ra, chị bắt chồng đưa mình vào nhập viện luôn. Suốt 2 năm điều trị tại đây, chị là “khách quen” của các bác sĩ Trung tâm dị ứng. Hầu như các bác sĩ trong Trung tâm chị đều thuộc tên.
Hôm đó, chị được uống thuốc, thở ô xy và có một đêm ngủ ngon giấc.
“Mình bị viêm mũi dị ứng đã hơn 10 năm. Khi thời tiết giao mùa, từ mùa nóng sang mùa lạnh, mình càng dễ bị ho hắng, sụt sịt. Hai năm trở lại đây, mình chuyển sang bị hen phế quản. Nhà làm nghề may, nhiều bụi vải, càng khiến mình dễ bị hắt xì hơi, sổ mũi hơn. Cơn khó thở nhiều hơn. Bị hen, cứ như mình kéo đàn, kéo nhị trong cổ. Làm tí việc vặt trong nhà cũng thấy mệt, uể oải” – Chị Hương tâm sự.
Vốn tính lo xa, nên trong người chị luôn thủ sẵn thuốc xịt, thuốc dự phòng, thuốc ho. Lên cơn hen chị dùng thuốc dự phòng, thuốc xịt cắt cơn khó thở. Khi làm việc nhà, thấy mệt chị lại nằm nghỉ ngơi. Cuộc sống cứ thế bình yên trôi đi. Mỗi tháng chị đi viện kiểm tra một lần.
Nhưng từ khi mang bầu, chị thấy khác hẳn. Xịt thuốc cũng không đỡ khó thở. Nằm nghỉ cũng không. Thuốc chị không dám dùng nhiều vì sợ ảnh hưởng thai. Cứ thế ho, cứ thế khó thở, cứ thế mệt mỏi kéo dài. Nên chị Hương càng thường xuyên vào viện khám.
Nằm viện thở ô xy đỡ ho, ngủ ngon nên mình cũng đỡ lo. Rất may là đã mẹ tròn con vuông” – Chị Hương cười.
PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) chính là ho, khò khè, tức ngực, phổi có tiếng ran rít, khó thở, diễn ra về đêm và sáng sớm.
Nếu dấu hiệu này diễn ra thường xuyên, mỗi khi thay đổi thời tiết, hay gặp các yếu tố kích thích như bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa, mỹ phẩm… bạn cần nghĩ ngay đến hen phế quản.
Với chị Hương, yếu tố dẫn tới hen phế quản chính là cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng khi thay đổi thời tiết) và môi trường chứa nhiều bụi vải. Chính vì vậy, để hạn chế các cơn khó thở, chị Hương cần giữ ấm khi thay đổi thời tiết, làm sạch môi trường sống.
Trong quá trình mang thai, chị cần giữ gìn hơn, phải vào viện khi có các dấu hiệu hen nặng.
Thanh Bình
Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ
Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.
4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.
Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt
Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.
Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ
Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.
PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ
Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.
Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe
Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?
Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.
Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng
Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.
Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?
Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.