Mắc vảy nến tưởng bị bệnh hủi, người đàn bà bỏ nhà ra đi

Chị đã phải bỏ nhà đi vì hai bàn tay bị vẩy nến, đến bữa ăn không ai dám ngồi cùng với mình. Chị chữa mãi không khỏi, còn bị cô lập vì ai cũng nghĩ chị bị hủi.

Mắc vảy nến tưởng bị bệnh hủi, người đàn bà bỏ nhà ra đi - ảnh 1

Hình ảnh của bệnh vẩy nến da đầu.

Bị cô lập vì mắc bệnh vẩy nến


Anh Nguyễn Văn Cầm trú tại Đông Hưng, Thái Bình chia sẻ anh bị bệnh vẩy nến da đầu gần 10 năm nay. Trước khi bị bệnh, anh Cầm làm công nhân mỏ than. Sau đó thấy đầu ngứa, xuất hiện nhiều vảy. Anh Cầm phải nghỉ việc công nhân lò để về nhà điều trị bệnh nấm.

Nhiều năm liền, anh Cầm kiên trì điều trị bệnh theo phương pháp chữa bệnh nấm dân gian như đắp thuốc, kiêng đồ uống có cồn, gội đầu bằng cúc tần, nhưng bệnh ngày càng nặng hơn. Nhiều năm liền, anh Cầm đi chữa thầy lang và tự mua thuốc điều trị bệnh nấm về uống. 

Anh kể “Có tháng tiền thuốc tốn 2 triệu đồng mà bệnh chỉ đỡ hơn một chút. Khốn khổ nhất là tôi luôn tự ti vì bị mang tiếng chốc đầu, nấm đầu. Mũ nón, lược chải đầu lúc nào cũng phải để riêng. Nhiều người còn e ngại không cho tôi sắp cỗ hay đụng chân tay vào đồ ăn vì họ sợ lây nấm. Bao năm sống trong mặc cảm, tôi chỉ biết làm bạn với cái mũ"

Đến năm ngoái, người nhà khuyên anh lên Hà Nội khám bệnh, anh Cầm đi ô tô lên Bệnh viện Da liễu Trung ương. Người khám cho anh Cầm là bác sĩ Nguyễn Thành. Bác sĩ Thành nghe anh Cầm kể về hành trình chữa nấm của mình, ông đã bật cười “Đây là bệnh vẩy nến, không lây nhiễm sao lại đi chữa bệnh nấm da thông thường”.

Từ đó, hàng tháng, anh Cầm lên bệnh viện mua thuốc. Hai tháng đầu tốn 1 triệu đồng/tháng nhưng các tháng về sau chỉ là thuốc bôi đầu và dầu gội dành cho vẩy nến ở da đầu. Anh Cầm kể từ khi dùng thuốc, anh bớt đi cảm giác da đầu trắng vẩy.

Trường hợp của chị Trần Thị Hạnh trú tại Thanh Xuân, Hà Nội cũng tương tự. Chị Hạnh kể 5 năm trước, hai tay chị Hạnh xuất hiện các nốt đỏ rồi lở bong da. Các lớp da cứ xếp tầng bong tróc. Chị Hạnh tưởng mình bị côn trùng đốt, chị giã gạo nếp đắp nhưng càng ngày vết loét càng rộng.  

Chị đi khám da liễu, các bác sĩ cho biết chị bị vẩy nến. Được bác sĩ tư vấn kỹ càng về bệnh, chị Hạnh yên tâm điều trị. Tuy nhiên, chị Hạnh kể “Bệnh khiến tôi mất tự tin lắm. Bao năm bị bệnh là chừng ấy năm không biết mặc áo ngắn tay là gì. Mùa đông cũng như mùa hè đều mặc áo dài tay để che đi phần da bị vẩy nến”. 

Bệnh không khiến chị Hạnh đau, yếu, sụt cân nhưng lại tổn thương về tâm lý rất lớn. Chị Hạnh kể một người quen của chị cũng bị bệnh này. Chị ấy đã phải bỏ nhà đi vì hai bàn tay bị vẩy nến, đến bữa ăn không ai dám ngồi cùng với mình. Bệnh chữa không bao giờ khỏi, người ta còn bảo chị ấy bị hủi. Đến khi chị bị bệnh này, mới nghĩ ra chị ấy cũng có thể mắc bệnh giống mình. Khi liên lạc bảo chị ấy đi khám da liễu thì kết quả đúng là vẩy nến.

Điều trị tâm lý rất quan trọng

Ông Trần Hồng Trường, Chủ tịch Hội vẩy nến Việt Nam cho biết bệnh vẩy nến là một bệnh mãn tính, làm tổn thương da và xương khớp của người bệnh. Bệnh không loại trừ nam hay nữ, già hay trẻ, da trắng hay da màu…

Bệnh vẩy nến có hai thể: bị bẩm sinh khi vừa sinh ra đã bị và trường hợp phát sinh bệnh khi đã 30 - 40 tuổi, thậm chí có người trên 50 tuổi mới biểu hiện bệnh. Việt Nam trong đó có khoảng 2,5 triệu người Việt Nam (khoảng 3% dân số cả nước) mắc căn bệnh này. Khi bị vẩy nến, người bệnh rất khó chịu, ngứa ngáy và cả đau đớn tại các tổn thương trên da gây nứt và chảy máu. 

Những người mắc bệnh này thường có cảm xúc bối rối, xấu hổ và thường là che dấu làn da của mình để tránh dị nghị của những người xung quanh. Bệnh vảy nến còn bị nhầm lẫn sang các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh phong, bệnh giang mai và thậm chí cả HIV/AIDS. Chính vì thế nhiều bệnh nhân vảy nến có thể dẫn đến trầm cảm, thất vọng và nghiện ngập… 

Có tới 42% bệnh nhân có biến chứng viêm khớp vảy nến. Với những trường hợp bệnh nặng, vảy nến có thể gây biến dạng và phá hủy khớp không hồi phục. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân vảy nến cũng được ghi nhận mắc các rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch…

PGS-TS-BS Đặng Văn Em, Trưởng Khoa Da liễu BV Trung ương Quân đội 108 cho biết ông tiến hành khảo sát 157 bệnh nhân bị vẩy nến do ông điều trị có đến 46,4% người bị stress, trong đó stress thể lực chiếm 12,68%, stress trí lực 16,9% và stress xúc cảm gặp nhiều nhất, chiếm 70,2%.

Bệnh nhân luôn có cảm "bệnh xấu xí"; gánh nặng về tài chính do phải điều trị suốt đời, không thoải mái trong quan hệ xã hội, vợ chồng, bạn bè… do các tổn thương xuất hiện ở vùng hở. Chính vì thế điều trị stress là một bước bắt buộc để giúp khống chế bệnh, kéo dài thời gian ổn định.

Theo PGS Em, bệnh vảy nên cần kiêng những thức ăn sau: Các chất kích thích như ruợu bia, thuốc lá. Phải bỏ thịt chó, còn các thức ăn khác như hải sản, thịt gà ... cũng cần phải lưu ý đối với từng bệnh nhân. Phải tự xác định bằng cách ăn vào thấy ngứa đỏ lần sau không ăn nữa. 

Ăn tăng cường thức ăn có chất màu như hoa quả: gấc, cà chua, ăn cá (trong cá có axit có tác dụng chống viêm tốt là cơ sở cùng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến - bệnh vảy nến là bệnh của viêm).

Khánh Ngọc

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !