Lý Khắc Cường có thể thay đổi nền kinh tế Trung Quốc?

Giới chuyên gia thường dùm các cụm từ có đuôi “nomics” để gọi tên các chính sách phát triển kinh tế của các nhà lãnh đạo quốc gia như: Abenomics, Aquinomics, Tharchernomics. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, gọi chính sách của Thủ tướng Lý Khắc Cường là “Likonomics” có lẽ còn quá sớm.
Lý Khắc Cường có thể thay đổi nền kinh tế Trung Quốc? - ảnh 1

Người ta nói về "Thatchernomics" hoặc "Reaganomics" bởi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher hay Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế Anh và Mỹ những năm họ cầm quyền. Không ai tỏ ra ngạc nhiên hay nghi ngờ với "Aquinomics" bởi Tổng thống Benigno Aquino đã mang lại thành công cho Philippines - "kẻ ốm yếu của Châu Á" - vượt quá xa cả những gì nước này đã hy vọng.

Tuy nhiên, có lẽ là hơi quá khi dùng từ Likonomics để miêu tả sự ưu việt của chính sách kinh tế do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát triển, bởi cho đến nay, nó vẫn chỉ là bản phác thảo và có lẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực.

Tại Nhật Bản, các nhà kinh tế, các phương tiện truyền thông cổ vũ giờ đây dường như nhận ra rằng họ đã “sủng bái” từ “Abenomics” một cách quá vội vàng, tạo ra ảo tưởng rằng các kế hoạch hồi sinh nền kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thành công ngay cả khi nó chỉ mới bắt đầu.

Mọi thứ đều cần thời gian. Ông Lý Khắc Cường sẽ cần một chặng đường dài nhiều năm trời, cộng với kỹ năng thực thụ và ý chí chính trị mới mong có thể đưa Trung Quốc vào con đường phát triển bền vững hơn.

Liệu khẩu hiệu thay đổi nền kinh tế của ông Lý Khắc Cường có là sáo rỗng hay không?

Tránh kích cầu kinh tế

Chương trình giảm sốc cho nền kinh tế của Thủ tướng Trung Quốc đã có một dấu ấn khó quên: Kinh tế Trung Quốc đang lao dốc. Thủ tướng Lý không muốn tăng trưởng trượt xuống con số 5%, không bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào mong muốn như vậy khi mà những bất đồng giữa dân chúng và chính quyền ngày càng tăng.

Ông Lý muốn sử dụng mô hình xuất khẩu và tăng trưởng dựa vào đầu tư. Trước khi ông Lý Khắc Cường và ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo đất nước hồi tháng Ba, kim ngạch xuất khẩu đã giảm, sản xuất theo hợp đồng và kinh tế đã phải hạ thấp dự báo. Cải cách lớn luôn dễ dàng hơn khi tăng trưởng đang bùng nổ, còn khi nó “xẹp”, con đường cải cách là quá gian nan.

Lý Khắc Cường có thể thay đổi nền kinh tế Trung Quốc? - ảnh 2
Ông Lý muốn sử dụng mô hình xuất khẩu và tăng trưởng dựa vào đầu tư.

Nếu ông Lý có thể làm cho GDP tăng trở lại 2 con số mà không cần bơm thêm không khí vào bong bóng tín dụng của Trung Quốc, ông sẽ thành công. Thủ tướng Lý Khắc Cường cần Trung Quốc có một sự tăng trưởng hợp lý để ổn định cơ sở quyền lực của mình và tìm ra cách “giữ thăng bằng” cho nền kinh tế và không làm nó chao đảo.

Đồng thời, chương trình của ông Lý là “giảm tốc, giảm nợ, cải thiện chất lượng tăng trưởng”. Chắc chắn khi thực hiện nó, ông sẽ phải đối mặt với một yêu cầu ngắn hạn buộc chính phủ ném tiền mới vào kinh tế từ các doanh nghiệp và từ 1,3 tỷ người dân Trung Quốc.

Ông Lý Khắc Cường đã cam kết sẽ đưa tăng trưởng và việc làm của Trung Quốc trở lại một tầng cao mới. Điều đó đặt ra nghi ngờ liệu ông có sẵn sàng chấp nhận một sự đau đớn cần thiết của nền kinh tế để thông qua chương trình cải cách của mình hay không. Kích thích kinh tế nhiều hơn sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề dư thừa của Trung Quốc và làm cho cách tính toán nợ cuối cùng sẽ lớn hơn và tốn kém hơn.

“Chấp nhận đau thương”?

Bí quyết thành công của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua là có được lượng tín dụng dồi dào và đồng tiền được định giá thấp hơn giá trị thực. Hậu quả là các khoản vay thiếu thận trọng, chủ yếu thông qua phương thức tài trợ cho chính quyền địa phương, lớn khủng khiếp và ẩn nấp đằng sau sự tăng trưởng 2 con số nhiều năm của Trung Quốc. Các công ty có mục đích đặc biệt được thành lập bởi chính quyền trên khắp Trung Quốc nhằm sử dụng nguồn tiền “giá rẻ” này để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ.

Các công ty nhà nước, các dự án khổng lồ của Trung Quốc đang phải cầu cứu sự giúp đỡ. Những sai lầm lớn này sẽ bắt đầu định giá lại những nguy cơ của Trung Quốc một cách hợp lý hơn, tạo điều kiện cho Bắc Kinh tự do hóa lãi suất. Nhưng liệu Thủ tướng Lý có sẵn sàng chấp nhận hậu quả này hay không: tình trạng thị trường hỗn loạn, thất nghiệp hàng loạt và hạ cấp tín dụng?

Lý Khắc Cường có thể thay đổi nền kinh tế Trung Quốc? - ảnh 3

Sức ép chính trị

Ở Trung Quốc, chính trị điều hành nền kinh tế, Thủ tướng Lý khó lòng thực hiện chính sách kinh tế theo ý mình khi mà ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thể chế lãnh đạo ở Bắc Kinh.

Để được thông qua chương trình kinh tế của mình, ông Lý Khắc Cường phải được sự chấp nhận của hàng ngàn đảng viên, những người lo sợ cho sự giảm sút ngay trước mắt hơn là chấp nhận đau thương để tiến xa hơn.

Chính trị sẽ cản trở mọi nỗ lực của ông Lý trong việc làm giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế và kiến tạo một khu vực kinh tế tư nhân sôi động – điều mà Trung Quốc cần để phát triển mạnh mẽ hơn.

Nếu ông Lý Khắc Cường có khả năng xoay chuyển được những bước cản nói trên, từ Likonomics xứng đáng đi vào lịch sử như một mô hình cho các nước đang phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy vậy, giờ hẵng còn quá sớm để tôn vinh cụm từ đó, và nó nên được cất giữ cũng như chờ đợi thời khắc lịch sử.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !