Lý do Mỹ luôn tìm cách "cai trị thế giới"
Tổng thống Mỹ Obama |
Có nhiều lý do để tin rằng, sáng kiến về chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ giới tinh hoa của nước này, những người luôn bị thuyết phục bởi tư tưởng Hoa Kỳ vẫn nên là "trung tâm quyền lực" duy nhất của thế giới hiện đại.
Chính vì thế, hai nhà bình luận của tờ The National Interest là Aaron David Miller và Richard Sokolsky cho rằng chủ nhân mới của Nhà Trắng và Ngoại trưởng tương lai của Mỹ trước tiên sẽ phải "đến với nhau trong một cuộc chiến" với các cố vấn và các nhà ngoại giao của mình.
Các tác giả cho biết, Mỹ đã mệt mỏi và kiệt sức với vai trò "cảnh sát thế giới". Các đại diện của chính quyền mới đã nhận thức rõ điều này, tuy nhiên "tiếng nói của nhân dân" sẽ không đủ để thay đổi cán cân trong chính sách đối nội.
Hai nhà bình luận Miller và Sokolski nhận định rằng thành phần chính trị bao gồm các nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm sẽ phản đối những ưu tiên mới.
Những đại diện của giới chính trị Mỹ tin rằng mình không thể ngồi yên, mà phải làm được điều gì đó. Theo tác giả bài báo, những "khát khao được hành động" thường kéo theo những hậu quả thảm khốc.
Các nhà phân tích nhận xét: "Mỹ luôn mong muốn giải quyết vấn đề khắp các nơi, bất cứ khi nào họ có cảm hứng và đôi khi sự can thiệp của Hoa kỳ thay đổi tình hình theo chiều hướng tốt hơn. Tuy nhiên gần đây, các hoạt động dư thừa của Washington ngày càng mang đến những hậu quả xấu. Trước hết điều đó liên quan đến tình hình Trung Đông…".
Tác giả cho rằng, lý do cho sự "hiếu động" này xuất phát từ niềm tin từ các chính trị gia Hoa Kỳ, khi cho rằng Mỹ đủ mạnh để "đi khắp nơi tìm quái vật và đánh bại chúng". Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của các chiến dịch tại Afghanistan và Iraq cho thấy tiềm năng của Mỹ vẫn còn rất hạn chế.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama. |
Nhưng đồng thời, người Mỹ vẫn ngây thơ tin rằng, nhận thức của họ về thế giới là "đúng đắn nhất". Bài báo viết: "Chúng ta cố gắng làm tất cả mọi thứ, vì chúng ta tin rằng mình hiểu thế giới, nhưng thế giới lại quá rộng lớn nên điều đó là không đúng". Các tác giả cho rằng, Hoa Kỳ không nên giao giảng "bài học về nhân quyền" cho lãnh đạo Ai Cập, hay yêu cầu Israel công nhận Palestine. Họ cũng tin là những lời buộc tội chống lại Nga là bằng chứng cho thấy Washington xem thế giới là những kẻ ngây thơ.
Huyền thoại về một dân tộc đặc biệt, một quốc gia không thể thiếu được cùng với "việc phải thiết lập sự lãnh đạo" đã làm cho Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện của mình ngay cả ở những địa điểm xa xôi nhất hành tinh và đưa ra sự hiện diện ở những nơi dường như chẳng ai yêu cầu giúp đỡ.
Tuy nhiên, việc Washington rút lui dần dần khỏi việc giải quyết vấn đề hòa bình ở Syria , hay việc mất đi ảnh hưởng ở Trung Đông và châu Á đã chỉ ra rằng lãnh đạo Mỹ đã để mất đi "quyền lực" của mình.
Hai tác giả Miller và Sokolski đã cảnh báo chính quyền mới trước "sự ngạo mạn của những người cầm quyền". Bài báo kết luận: "Thật đơn giản để gây ra nhầm lẫn quyền lực với đức tính chân thành cũng như nâng tầm một trách nhiệm bình thường thành sứ mệnh đặc biệt của dân tộc".