Lý do Mỹ "đứng ngồi không yên" vì thỏa thuận giữa Philippines và Nga

Chuyên gia quân sự Kozin cho rằng, việc Nga cung cấp một lượng khí tài quân sự cho Philippines sẽ đe dọa vị trí hàng đầu về cung cấp vũ khí của Hoa Kỳ, và đây chính là lý do khiến Washington vô cùng lo lắng.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu, Tổng thống Philippines Duterte

Nga đã cung cấp cho Philippines một lô hàng khí tài quân sự bao gồm súng, đạn dược, cũng như xe tải quân sự. RIA Novosti đưa tin, buổi lễ chuyển giao hàng diễn ra tại cảng Manila, trên chiếc tàu chống ngầm Đô đốc Panteleev của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Nga. Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Trước đó, hai chính phủ đã ký hiệp định về hợp tác kỹ thuật quân sự (MTC). Tài liệu này được ông Shoigu và người đồng cấp Philipin Dolphin Lorenzana cùng đặt bút ký.

Trong chuyến thăm Philippines lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã có 7 cuộc đàm phán song phương và đa phương với các đồng nghiệp từ các nước ASEAN và  ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng).

Nhận định trên sóng đài phát thanh Sputnik, Giáo sư của Học viện Khoa học Quân sự Liên bang Nga, một chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Quân sự MGIMO, ông Vladimir Kozin lưu ý rằng trước đó Philippines đã mua một phần đáng kể vũ khí từ Hoa Kỳ, và Washington khó có thể bỏ qua thỏa thuận của Manila với Moscow.

Ông Kozin nói: "Thực tế, việc Nga cung cấp một số lô hàng vũ khí cho Philippines - là một thông lệ quốc tế bình thường, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có quyền bán một số loại vũ khí. Dĩ nhiên, việc này khiến phía Mỹ quan ngại sâu sắc. Bởi vì Hoa Kỳ là nước đứng đầu trong việc bán các loại vũ khí thông thường, còn Nga đang đứng ở vị trí thứ hai. Về mặt tự nhiên, người Mỹ thường xuyên phải đau đầu về vấn đề này, nhưng họ sẽ không thể hạn chế được Nga trong việc cung cấp vũ khí".

Chuyên gia quân sự nhấn mạnh rằng, không giống như Hoa Kỳ, Nga tuân thủ các quy tắc đã được thiết lập khi chuyển giao vũ khí cho các nước khác. Đồng thời, ông nhắc lại các báo cáo xuất hiện ngày hôm trước có liên quan đến quân đội Syria, rằng vũ khí của các quốc gia NATO đã được tìm thấy trong các kho của các chiến binh khủng bố ở Syria.

Chuyên gia kết luận: "Có những quy tắc nhất định và Nga đáp ứng được chúng. Các câu hỏi đặt ra đối với phương Tây - là tại sao lại xảy ra việc rất nhiều nước thành viên NATO không có thiện cảm với Syria, thông qua một quốc gia, đã chuyển cho các nhóm khủng bố lớn nhất các vũ khí tấn công và hạng nặng. Không ngạc nhiên khi những kẻ khủng bố hơn năm năm qua, có thể tiến hành các cuộc chiến quy mô lớn với quân đội Syria trong suốt ngày đêm. Do đó, trước khi đưa ra bất kỳ sự phẫn nộ nào về việc Nga cung cấp vũ khí cho Philippines hay các nước khác, thì trước tiên Hoa Kỳ hãy nhìn lại chính mình".

Đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương, bao gồm các tàu lớn là Đô đốc Vinogradov, Đô đốc Panteleyev và tàu chở dầu Boris Butoma, đã đến Manila một vài ngày trước. Hôm thứ Tư (25/10), Tổng thống Dutterte đi cùng với Bộ trưởng Shoigu tới thăm tàu Đô Đốc Panteleyev. Theo kế hoạch, các tàu Nga sẽ ở lại Manila cho đến ngày 26/10.

Được biết, các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tiến hành 9 chuyến thăm không chính thức và các chuyến thăm công vụ đến các cảng nước ngoài. Mục tiêu chính của chuyến đi là trình diễn lá cờ Thánh Andrew ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và phát triển hơn nữa việc hợp tác hải quân với các nước Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đức Dũng (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !