Luật sư chỉ rõ quyền giám sát của người dân đối với CSGT khi đang làm nhiệm vụ

Theo Dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT vừa được Bộ Công An đưa ra, người dân có quyền được giám sát các hoạt động của lực lượng CSGT với nhiều hình thức khác nhau (quan sát trực tiếp hoặc ghi âm, ghi hình).

Cụ thể, theodự thảo thay thế Thông tư 01/2016 có quy định, CSGT chỉ được dừng xe để kiểm soát trong 4 trường hợp thay vì 5 như trước đây. Đặc biệt, tại điều 12, dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT; đồng thời chỉ rõ quyền giám sát của người dân đối với CSGT khi đang làm nhiệm vụ.

Trao đổi với PV Infonet về dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 01/2016 của Bộ Công an, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: “Nếu được Bộ Công An thông qua, người dân có quyền được giám sát các hoạt động của lực lượng CSGT qua hình thức quan sát trực tiếp hoặc ghi âm, ghi hình”.

Cảnh sát ra hiệu lệnh dừng xe người vi phạm giao thông.

Tuy nhiên, luật sư Anh Thơm cũng nêu rõ: “Việc giám sát này phải theo quy định của pháp luật và không được cản trở đến hoạt động của lực lượng thực thi công vụ.

Ví dụ, không được quay phim tại những địa điểm cấm quay phim theo Quyết định số 160/2004/QĐ-TTG ngày 6/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định về khu vực, địa điểm cấm.

Theo đó, các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển, các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an, các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân... sẽ bị cấm.

Hoặc người dân cố ý cản trở lực lượng CSGT thực thi nhiệm vụ, truy bắt tội phạm; hoặc quay phim mà làm mất an toàn đến bản thân mình và ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác".

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (áo trắng) trao đổi với PV Infonet.

Cũng theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, việc giám sát của người dân qua ghi âm, ghi hình nhưng cũng phải có văn hóa, có chừng mực trên cơ sở tôn trọng lực lượng chức năng. Ví dụ, không cầm máy quay, điện thoại dí sát vào mặt vào người CSGT, cản trở hoạt động bình thường của CSGT.

"Người dân giám sát cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin giám sát của mình, đảm bảo thông tin giám sát khi công bố phải trung thực, khách quan; chịu trách nhiệm về việc phát tán thông tin theo quy định của pháp luật.

Việc quy định cụ thể hình thức giám sát của người dân như được ghi âm, ghi hình, quan sát trực tiếp sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình thực hiện quyền công dân của mình”, luật sư Nguyễn Anh Thơm nói thêm.

Theo luật sư Anh Thơm, trong trường hợp mà người dân cố ý quay phim, chụp ảnh, ghi hình, cắt dán, chỉnh sửa, đưa ra các thông tin không đúng sự thật hoặc tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội nhằm vu khống lực lượng CSGT thì sẽ bị xử lý theo quy định.

Cụ thể, các thông tin giám sát không được bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Nếu sai phạm thì tùy theo tính chất, mức độ mà người dân phải chịu trách nhiệm theo Luật an ninh mạng.

Không chỉ vậy, những hành động nêu trên của người dân (thông tin giám sát sai lệch, vu khống... -PV) khi công bố gây ảnh hưởng cũng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP (quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội Vu khống (Điều 156 BLHS), tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 228 BLHS).

Tiến Anh
Từ khóa: Bộ Công an Dự Thảo thông tư Người vi phạm giao thông Cảnh sát giao thông

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Bất ngờ bị tố quấy rối tình dục, nam giám đốc viết thư 'tuyên bố trong sạch'

Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, trong quá trình hành nghề, ông từng được biết và nghe về các vụ QRTD mà chính bản thân người quấy rối không cho rằng mình đang quấy rối người khác, đến khi bị tố cáo mới ngớ người.

Cảnh độc đáo ở nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Có tuổi đời hàng trăm năm, rặng duối khổng lồ sừng sững bao quanh nơi thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam.

Diễn viên Midu công khai ảnh cưới, hé lộ thời gian diễn ra hôn lễ

Đám cưới của nữ diễn viên Midu và bạn trai doanh nhân kín tiếng sẽ chính thức diễn ra vào ngày 29/6.

Diễn viên Thanh Hương: Tôi đang độc thân, có gì đẹp thì cứ khoe

Diễn viên Thanh Hương khẳng định vẫn đang độc thân và đến với ai cũng phải tính toán hơn sau một lần đổ vỡ.

Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ

Hơn 8 năm qua, tại TP. Hội An, một cựu binh lớn tuổi hằng ngày cần mẫn đẩy chiếc xe tự chế rong ruổi khắp nẻo đường để nhặt rác. Ông từ chối nhận lương cho công việc này.

Đang cập nhật dữ liệu !