Lợi nhuận làm nhà xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp ‘ngại’ xây, người mua dài cổ đợi

Doanh nghiệp chia sẻ, kể từ khi bắt đầu thủ tục xin dự án đến khi kết thúc mất khoảng 5 năm, mà lợi nhuận chỉ có 10%, tính ra mỗi năm chỉ có 2%, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng…

Thiếu quỹ đất, vướng mắc trong thủ tục, thiếu nguồn vốn ưu đãi… là một trong số những nguyên nhân khiến các dự án nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia xây dựng. Trong khi đó, đây lại là các dự án an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho nhiều đối tượng thu nhập thấp.

Ông Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết, mặc dù đã có quy định là 20% quỹ đất tại các dự án nhà ở thương mại được dành để phát triển nhà ở xã hội; riêng tại Hà Nội, tỷ lệ này là 25%, song hầu như không đạt được yêu cầu. 

{keywords}
Lợi nhuận làm nhà xã hội thấp hơn lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp ‘ngại’ xây, người mua dài cổ đợi...

Cùng với đó, với chủ đầu tư khi thực hiện dự án cũng gặp phải những vướng mắc khiến họ “ngại” tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

Ông Lễ Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành, một chủ đầu tư đã xây dựng nhiều dự án nhà ở xã hội cho biết, một dự án nhà ở xã hội kể từ khi bắt đầu thủ tục xin dự án đến khi kết thúc mất khoảng 5 năm, mà lợi nhuận chỉ có 10%, tính ra mỗi năm chỉ có 2%, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những lý do ít doanh nghiệp tham gia xây dựng.

“Khi làm dự án nhà ở xã hội, điều đầu tiên chúng tôi quan tâm nhất đó là pháp lý, làm sao pháp lý nhanh nhất, có thuận lợi nhất để đẩy nhanh được tiến độ dự án, sớm đưa ra thị trường. Cùng với đó, chúng tôi quan tâm đến các ưu đãi của của nhà nước để giảm giá thành. Chúng tôi cũng quan tâm đến người mua nhà khi mua nhà ở xã hội thủ tục có gặp khó khăn không?

Thủ tục xin dự án nhà ở xã hội bị vướng những quy định còn ‘vênh’ nhau giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở. Hay về thuế, Nghị định 100 của Chính phủ quy định với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê như chúng tôi được giảm 70% thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Luật thuế lại không có…”, ông Nghĩa nêu thực tế.

Để ‘gỡ’ những ‘nút thắt’ phát triển nhà ở xã hội, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, cần phải tháo gỡ hai vấn đề chính.

Trước hết, phải sửa đổi và đồng bộ hệ thống pháp luật, từ luật nhà ở, luật thuế, luật kinh doanh. Đơn cử như hiện tại, Luật Nhà ở cho phép nhà ở khai thác cho thuê có thuế thấp hơn so với nhà ở kinh doanh, thế nhưng, trong Luật thuế lại không đề cập đến nội dung này, dẫn đến bất cập trong việc áp dụng chính sách thuế cho các dự án nhà ở xã hội.

Cùng với đó trong quá trình triển khai các quy định của pháp luật, cần có sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương. Cụ thể, xác định các khu đất có ưu đãi hệ số sử dụng đất 1,5 lần; hay xác định đúng đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Đẩy mạnh quy trình làm việc với chính quyền địa phương, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện hai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 11, nghiêm túc dành ra 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại….

Liên quan đến giá nhà ở xã hội, trả lời câu hỏi của PV Infonet về việc có quy định nào về giá trị hợp đồng khi người mua nhà sẽ được vay vốn ở gói tín dụng ưu đãi 15.000 tỷ đồng như gói 30.000 tỷ đồng trước đây hay không, ông Hà Quang Hưng cho biết: Gói 30.000 tỷ đồng trước đây, ngoài nhà ở xã hội còn có nhà thương mại giá rẻ, đối với dự án nhà ở căn hộ có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng, tổng giá trị hợp đồng dưới 1,05 tỷ đồng sẽ được tiếp cận gói vay.

Thế nhưng, gói tín dụng mới 15.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 11 thì chỉ cho khách hàng cá nhân vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và sửa căn nhà hiện đang có, nên không đặt vấn đề tổng giá trị hợp đồng là bao nhiêu; miễn họ là đối tượng và có hợp đồng vay để mua nhà ở xã hội.

Còn về vấn đề giá nhà ở xã hội, ông Hưng cho biết, theo quy định của Luật Nhà ở, giá nhà ở xã hội sẽ bao gồm toàn bộ giá thành để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận 10%. Theo đó, nếu giá thành nguyên nhiên vật liệu, nhân công, xây dựng tăng thì đưa vào giá thành, lúc đó giá thành sẽ cao lên, còn chủ đầu tư vẫn chỉ được lợi nhuận 10%.

Theo Bộ Xây dựng, trên cả nước hiện đang triển khai 339 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 371.500 căn hộ (khoảng 18,6 triệu m2 sàn). Tính từ đầu năm đến nay, trên cả nước đã khởi công 7 dự án với tổng số khoảng 23.965 căn, trong đó, nhà ở xã hội 5 dự án quy mô 20.765 căn. Ngày 21/4/2022 tới đây, Hà Nam sẽ khởi công 1 dự án với quy mô 564 căn. Trong quý 3 và 4/2022, dự kiến Hà Nội sẽ khởi công Hà Nội 2 dự án nhà ở xã hội với khoảng 1.860 căn hộ.

Minh Thư

Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, dự báo tiếp tục tăng giá

Theo chuyên gia, trong năm 2023 vẫn hiện hữu các yếu tố thúc đẩy giá bất động sản ở Hà Nội tăng. Đặc biệt với loại hình chung cư khi nguồn cung eo hẹp, nhu cầu lớn, xu hướng giá tiếp tục neo ở mức cao.

Cân nhắc đề xuất tăng thuế với nhà ở chậm đưa vào sử dụng

Theo VCCI, việc các dự án đã đầu tư nhưng chậm đưa vào sử dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải lúc nào cũng do lỗi của chủ đầu tư.

Khánh Hòa được định hướng thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế

Theo quy hoạch, Khánh Hòa sẽ là trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước về kinh tế biển.

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Xây dựng Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm du lịch, giải trí cao cấp

Khu kinh tế Vân Phong ở Khánh Hòa được định hướng là trung tâm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cao cấp có thương hiệu, chất lượng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Đề xuất ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền để trả nợ trái phiếu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp có tài sản bảo đảm được vay để trả nợ trái phiếu.

Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng

Kiến nghị dừng đề xuất quy định sở hữu nhà chung cư có thời hạn, chưa có chung cư nào ở TP.HCM được xếp hạng, ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng tự nhiên… là những thông tin đáng chú ý tuần qua.

Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án

Vướng mắc về thủ tục pháp lý của hơn 100 dự án bất động sản chưa được giải quyết xong, UBND TP.HCM vừa tiếp nhận thêm thông tin của 40 dự án.