'Bắt' được nhiều bệnh bằng loại xét nghiệm rẻ tiền

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm rẻ tiền nhất nhưng vẫn có thể đánh giá được nhiều bệnh. Từ kết quả xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ có thể biết bạn mắc bệnh gì.

Tổng phân tích nước tiểu thường được sử dụng để sàng lọc, góp phần giúp chẩn đoán các tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn thận, bệnh gan, tiểu đường hay các tình trạng trao đổi chất khác. 

BS Wynn Tran, Tổ chức y khoa VietMD,  Los Angeles, Hoa Kỳ cho biết trong các loại xét nghiệm để sàng lọc bệnh thì xét nghiệm nước tiểu (Urine Analysis - UA) là một xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền nhất.

Tuy nhiên, từ kết quả xét nghiệm này có thể cho biết nhiều bệnh nhất, như đánh giá tình hình chức năng thận, nhiễm trùng đường tiểu, chất điện giải, bệnh tiểu đường, và chế độ dinh dưỡng. 

BS Wynn cho biết nếu tiểu bình thường sẽ vô trùng và không có máu, vi khuẩn, hay protein. Vì vậy, khi xét nghiệm trong nước tiểu của bạn có những chất này là những gợi ý bạn có thể mắc các bệnh nguy hiểm.

Khi xét nghiệm nước tiểu có các chỉ số nghi ngờ, bác sĩ sẽ  đánh giá thêm các triệu chứng bệnh lý và các xét nghiệm khác, ví dụ như siêu âm hay chụp hình và Cr/BUN để đánh giá chức năng thận khi dịch kết quả nước tiểu. 

Kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể thấy nhiều bệnh. 

Kết quả xét nghiệm nước tiểu như độ pH nước tiểu bình thường 4.6-8. Khi nước tiểu tăng độ pH có thể gợi ý nhiễm trùng, bệnh thận mạn tính, hay bệnh nhân bị nôn mửa. 

Trọng lượng riêng của nước tiểu (Specific gravity - SG) cho thấy nước tiểu loãng hay đặc, gợi ý cơ thể có uống nước đầy đủ hay không. Thường SG tăng cho thấy cơ thể đang thiếu nước trong khi SG giảm gợi ý các bệnh khác như bệnh suy tim hay chất điện giải Sodium cao. Chỉ số SG bình thường là 1.005-1.030. 

Leukocyte (LEU) tế bào bạch cầu trong nước tiểu gợi ý đường tiết niệu có thể bị nhiễm trùng. Bình thường chỉ số LEU là âm tính không có mặt trong nước tiểu. Với một số phụ nữ, chỉ số LEU thường dương tính, nhưng BS sẽ không cho thuốc trụ sinh chữa nhiễm trùng đường tiểu nếu bệnh nhân không có triệu chứng. 

Nitri hợp chất do vi khuẩn sinh ra, gợi ý đường tiết niệu đang nhiễm trùng, nhất là vi khuẩn E. Coli. Đây là một xét nghiệm gián tiếp khác cho thấy có thể có vi khuẩn xâm nhập vào. Bác sĩ chỉ định sẽ kết hợp LEU/Nitri và triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán có nhiễm trùng đường tiểu hay không. 

Blood (Bld) máu trong nước tiểu. Bình thường nước tiểu sẽ không có máu. Máu có trong nước tiểu có thể gợi ý các tổn thương dọc theo đường tiết niệu như sỏi thận, nhiễm trùng, hay chảy máu từ bọng đái hay các cơ quan liên quan. Máu nhiều hay ít cũng gợi ý bệnh nặng hay nhẹ. Máu ít trong nước tiểu (microhematuria) đôi khi không thấy được bằng mắt thường. 

Đường, bình thường sẽ không nên có trong nước tiểu. Khi thấy đường trong nước tiểu, bạn có thể bị bệnh tiểu đường hay các bệnh thận do cơ thể không lọc giữ lại đường bên trong do các tổn thương về cầu thận, ống thận, viêm tụy.

Với phụ nữ mang thai, có thể sẽ có chút đường trong nước tiểu. Tuy nhiên, nếu trước khi xét nghiệm bạn ăn hoa quả ngọt, bánh ngọt thì cũng có thể có đường trong nước tiểu.

Protein thường không có trong nước tiểu. Vì vậy, khi có protein trong nước tiểu, bạn có thể mắc các bệnh làm tổn thương thận, khiến thận không thể lọc giữ lại protein bên trong. Mức độ protein trong nước tiểu cũng sẽ gợi ý độ tổn thương của thận.

Với bệnh nhân bị bệnh Lupus, chỉ số protein trong nước tiểu còn là chỉ số để bác sĩ theo dõi bệnh Lupus có ổn định hay không. Với thai phụ có nồng độ protein trong nước tiểu cao kèm bị sưng phù ở mặt và tay chân, có thể gợi ý rủi ro của bệnh tiền sản giật trong thai kỳ.

Xét nghiệm soi cặn nước tiểu (ASC) để xem các tế bào trong viêm nhiễm đường tiết niệu hay sỏi thận. Chỉ số ASC bình thường là 5-10 mg/dl. 

Ketone là chất tế bào sản xuất khi không có đủ Glucose là nhiên liệu trong cơ thể. Vì vậy, tăng Ketone thường là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ketone thường không có trong nước tiểu. Khi Ketone có mặt gợi ý bệnh tiểu đường không kiểm soát, nghiện rượu, hay nhịn ăn trong thời gian dài. 

Urobilinogen là sản phẩm từ thoái hóa bilirubin và thường có nhiều khi gan bị bệnh. Bình thường sẽ không có chất này trong nước tiểu. Tăng Urobilinogen gợi ý gan đang bị tổn thương như nhiễm khuẩn, bị xơ, hay xung huyết vàng da. 

K.Chi

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Rách dạ dày, đứt gan sau cuộc xô xát

Người đàn ông 43 tuổi được đưa đến viện cấp cứu sau cuộc xô xát. Bác sĩ phát hiện anh bị rách dạ dày, đứt một mảnh gan.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Công việc áp lực, quý ông rơi vào tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'

Những căng thẳng, áp lực trong công việc kéo dài và lối sống lười vận động, ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới.

Quý ông ngực to bất thường sau tuổi 40

Người đàn ông 50 tuổi ở Hà Nội phát hiện ngực to dần từ 5 năm nay. Mấy tháng gần đây, vòng hai còn chảy xệ khiến ông không dám chạy bộ hay mặc áo thun bó sát.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường nên tránh ăn gì?

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp nhiều người kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ biến chứng.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Người được ghép thận ở Chợ Rẫy cách đây 30 năm vẫn sống khỏe

Tuyệt vọng vì suy thận mạn tính giai đoạn cuối, bà Thượng từng nghĩ đến cái chết vào 30 năm trước. Ca ghép thận ngày 29/12/1992 tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã viết tiếp cuộc đời bà.

Đang cập nhật dữ liệu !