Loại thuốc nổ vẫn được quân đội phương Tây tin dùng sau... 100 năm
Trong vòng một thập kỷ qua, quân đội Mỹ đã trở nên rất lợi hại trong việc tiến hành các chiến dịch quân sự. Từ không chiến cho đến cận chiến, các binh lính Mỹ giờ đây được trang bị các loại vũ khí hiện đại bậc nhất.
Lĩnh Mỹ tập trận đang vác theo mìn Bangalore trên vai. |
Dù vậy, họ vẫn tiếp tục sử dụng nhiều loại vũ khí được phát minh từ nhiều năm về trước. Một trong số đó đã ra đời từ hơn 100 năm trước nhưng đến nay vẫn được tin dùng vì hiệu quả mà nó mang lại.
Được thiết kế bởi Quân đội Anh đóng tại Bangalore (Ấn Độ) trước khi Thế chiến I nổ ra, mìn Bangalore là một loại vũ khí có cấu tạo bao gồm hỗn hợp các chất nổ được nhồi vào trong ống kim loại rồi bịt kín. Mìn này tỏ ra rất hiệu quả trong việc phá các hàng rào kẽm gai và các cây leo rậm rạp, do đó nó được sử dụng rộng rãi trong cả hai cuộc Thế chiến.
Ưu điểm của mìn Bangalore đó là nó cho phép công binh có thể nhanh chóng rời khỏi khu vực sau khi đã hẹn giờ cho mìn, và bán kính nổ của nó cũng rộng hơn so với phần lớn các loại mìn khác (20m). Khi phát nổ, ống kim loại vỡ ra thành nhiều mảnh, giúp xé toang hàng rào dây thép cũng như các loại bẫy được cài ở gần đó, cho phép binh lính và các loại xe thiết giáp có thể đi qua dễ dàng.
Lính Mỹ đang cài bom Bangalore gần hàng rào kẽm gai. |
Ngày nay mặc dù cách thức tháo gỡ chướng ngại vật này không thường xuyên được áp dụng như trước, mìn Bangalore vẫn là một lựa chọn an toàn khi công binh cần mở đường một cách nhanh chóng.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…