Lo gà nhập khẩu đánh bật gà nội, Cục trưởng Chăn nuôi nói “không sợ”

“Dù trong khó khăn, chúng ta vẫn phải có niềm tin sẽ làm được. Thực tế là thịt gà Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường ưa thích nên chúng ta không sợ", Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói.

Tại Diễn đàn nông dân Quốc gia lần thứ IV "Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân đi chợ thế giới”, ông Nguyễn Văn Công, nông dân xuất sắc tỉnh Nam Định năm 2019 cho biết, hiện gia đình ông đang có trang trại gà đẻ lớn nhất Nam Định rộng 4ha, nuôi 40.000 con gà, mỗi ngày cho thu 35.000 quả trứng, tổng doanh thu 24 tỷ đồng/năm. Là nông dân sản xuất quy mô lớn, song ông Công cũng bày tỏ những băn khoăn khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng, ký kết các hiệp định CPTPP và EVFTA.

"Bên cạnh các lợi thế mà chúng ta đã nhắc đến nhiều, thì tôi được biết chúng ta cũng phải đánh đổi, khi có nhiều mặt hàng, sản phẩm chăn nuôi của các nước xuất khẩu vào nước ta sẽ có mức thuế suất bằng 0%, đặc biệt là đối với các sản phẩm trứng, sữa. Để bảo vệ sản xuất trong nước và vẫn thực hiện đúng các cam kết đã ký kết, chúng ta sẽ có các hàng rào kỹ thuật như thế nào? Nhà nước sẽ hỗ trợ chúng tôi như thế nào để giá thành sản xuất ở mức thấp, cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu?", ông Công nêu câu hỏi. 

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)

Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Văn Công, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho biết: Câu hỏi này đúng là băn khoăn thời sự của không chỉ ngành chăn nuôi mà cả các ngành kinh tế khác. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi được đánh giá là sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

So với các nước trong CPTPP hay EVFTA, thì Newzealand, Úc, hay châu Âu đều có lợi thế về chăn nuôi, nhiều nước 80% sản phẩm nông nghiệp là chăn nuôi, nền sản xuất mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Nông dân Việt Nam không trồng trọt, không chăn nuôi thì sẽ làm gì? Sản xuất hiện nay  cái gì cũng có thử thách, nhưng vẫn có thời cơ cho chúng ta. Các hàng rào kĩ thuật, thuế quan, chúng ta đã nghiên cứu kĩ về lí thuyết, vấn đề là thực thi như thế nào.

“Hiện trong chăn nuôi, lĩnh vực sữa, trứng là 2 lĩnh vực tiên tiến, trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, chúng ta phải chấp nhận các hàng rào mà các nước đặt ra. Việc tuân thủ các quy định về chất cấm, hóc môn tăng trưởng, dư lượng kháng sinh chúng ta đang làm quyết liệt, nhưng quan trọng nhất là người chăn nuôi phải làm ra sản phẩm rẻ hơn, chất lượng hơn và truy xuất được nguồn gốc”, ông Dương nói.

Theo ông Dương, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen sử dụng thịt nóng, chưa quen dùng thịt mát, đối với thịt gà, vẫn thích ăn gà ta thả vườn, nuôi 5-6 tháng chứ không phải nuôi kiểu công nghiệp 45 ngày đã xuất chuồng. Vì vậy, nông dân chúng ta cần làm sao để biến sản phẩm thịt gà này thành lợi thế.

"Tôi tin chúng ta làm được, có thể năng suất chăn nuôi không cao bằng châu Âu, châu Mỹ nhưng phải đạt được tầm khu vực. Giá thành cũng phải cạnh tranh, khi các nước xuất sản phẩm sang nước ta mới có thể không lo bị đánh bật. Người nông dân cố gắng cùng cơ quan quản lí, các hiệp hội, ngành hàng dẫn dắt người nông dân sản xuất đúng hướng", ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, hễ nói tới chăn nuôi, chúng ta sẽ hình dung ngay ở Việt Nam nhà nào cũng có chuồng gà, chuồng lợn, với 11 triệu hộ nông dân. Nhưng bây giờ, không nói tới chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nữa, mà là chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp.

“Phải khẳng định lại một lần nữa là không thể không làm chuỗi sản xuất; các ngành hàng, thành viên trong chuỗi sẽ cùng nhau chia sẻ về lợi nhuận, rủi ro, truy xuất được nguồn gốc. Chuỗi liên kết là việc tất yếu phải làm, qua đó gắn với sự hỗ trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Hộ làm ăn nhỏ lẻ không thể làm ăn trực tiếp với doanh nghiệp được đâu, mà phải liên kết thành nhóm hộ, hợp tác xã, tăng quy mô, chuyên nghiệp thì mới làm ăn được với doanh nghiệp", ông Dương nói.

Hạ tầng đầu tư công nghiệp cho chăn nuôi đang ngày càng được đầu tư mạnh với kỹ thuật, công nghệ không hề kém cạnh các nước phát triển. Các hộ chuyên nghiệp phải có công nhân kĩ thuật làm chăn nuôi, học nghề đàng hoàng. Chỉ có vậy mới giảm được giá thành, tăng năng suất.

"Tôi tin với 7 vùng sinh thái của chúng ta như hiện nay, sẽ làm ra được nhiều sản phẩm thịt gà, thịt lợn hay thủy sản ngon. Dù trong khó khăn, chúng ta vẫn phải có niềm tin sẽ làm được. Thực tế là thịt gà Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, thị trường ưa thích nên chúng ta không sợ", ông Dương nhấn mạnh.

Diệu Thùy

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất kích cầu tín dụng

Sau một loạt các động thái giảm lãi suất huy động, các ngân hàng đã bắt đầu tung ra nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm kích cầu tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm.

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.

Agribank duy trì vị trí Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Agribank đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023, theo Brand Finance.