Lộ diện bà trùm mạng lưới buôn người khét tiếng nhất thế giới
Nhóm người châu Á sau đó được cảnh sát Anh phát hiện đã chết trong thùng xe container hôm 23/10 ở khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex.
Bà trùm khét tiếng tàn nhẫn
Theo Daily Mail, bà trùm người Trung Quốc này đã kiếm được nhiều triệu đô la từ việc buôn người trong suốt 20 năm làm thủ lĩnh Snakeheads - mạng lưới những tên buôn người tinh vi nhất thế giới. Băng nhóm này được cho là đã đưa khoảng 200.000 người di cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Chị Ping cầm đầu mạng lưới buôn người tinh vi nhất thế giới. |
“Chị Ping” đã chết trong nhà tù Texas năm 2014 khi đang thụ án 35 năm tù. Tại phiên xử ở New York, Mỹ năm 2005, người phụ nữ này được mô tả là “Quỷ dữ hiện thân”, đối tượng làm giàu nhờ việc đưa hết thế hệ này tới thế hệ khác người Trung Quốc đi khắp thế giới với giá 20.000 bảng (khoảng 595 triệu đồng) kể từ những năm 1980.
Cảnh sát đã lần được dấu vết của “Chị Ping” tới tận khu China Town ở New York và đưa người phụ nữ này ra tòa vì tội buôn người. Sau này, dù “chị Ping” đã chết thì nhóm Snakeheads vẫn rất mạnh và hiện không rõ kẻ kế nhiệm bà trùm này là ai.
Chiêu thức của mạng lưới buôn người tinh vi nhất thế giới
Không có “Chị Ping”, băng nhóm trên vẫn phát triển và dùng các ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc và ứng dụng nhắn tin WeChat để buôn người cùng cam kết “100% an toàn”. Các quảng cáo của nhóm này rất thu hút như “Trả tiền khi đến nơi! Qua các cửa khẩu cực nhanh!”.
Hành trình vận chuyển lậu của nhóm buôn người. |
Những người mơ ước có một cuộc sống mới ngoài Trung Quốc sẽ đặt trước một khoản tiền nhỏ qua mạng là 5.000 NDT (khoảng 16 triệu đồng). Sau đó, họ sẽ bị nhồi nhét trong các con thuyền hoặc thùng xe để thực hiện một chuyến đi dài và vô cùng nguy hiểm.
Ở Trung Quốc, đặc biệt là những người có trình độ thấp, vẫn tiếp tục bị ánh hào quang châu Âu và Bắc Mỹ thu hút cùng với cam kết lương cao hơn nhiều số tiền họ kiếm được ở nhà, dù rủi ro cao.
Các nạn nhân sẽ rời bỏ quê hương để tới Anh với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hành trình tới Anh của họ đầy nguy hiểm và đau khổ, kéo dài tới cả tháng trong thùng xe tải bẩn thỉu.
Hành trình dài hơn 40 ngày trong thùng xe bẩn thỉu mà những người muốn tới mảnh đất hứa phải trải qua. |
Hầu hết những người di cư trái phép này sẽ bay từ Trung Quốc tới Serbia rồi được vận chuyển xuyên Hungary, Áo, Pháp bằng đường bộ, sau đó được đưa từ Bỉ hoặc Hà Lan tới Anh bằng tàu biển.
Mike Gradwell, cựu cảnh sát điều tra thuộc sở cảnh sát Lancashire từng điều tra về thảm kịch Morecambe Bay – 23 người Trung Quốc di cư trái phép bị chết chìm, nói với BBC rằng hầu hết các nạn nhân trên con thuyền gặp nạn đều là người được bang Snakeheads vận chuyển.
Băng Snakeheads
Lisa Yam, luật sư chuyên về người Trung Quốc di cư cho hay: “Chúng tôi khó có thể hiểu được tại sao có quá nhiều người Trung Quốc chọn tới Anh theo cách như vậy”.
Phúc Kiến - hang ổ của Snakeheads. |
Trước vụ 39 thi thể được tìm thấy trong thùng xe đông lạnh tại Essex đã có 2 thảm kịch tương tự xảy ra, một ở Dover và một là vụ Morecambe Bay. Vụ ở Dover và Morecam Bay có một điểm chung: Tỉnh Phúc Kiến. Tất cả những người thiệt mạng trong hai thảm kịch này đều tới từ Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc, khu vực nằm đối diện với Đài Loan.
Phúc Kiến cũng là “hang ổ” của băng nhóm khét tiếng Snakeheads, một chi nhánh của Hội Tam Hoàng.
Vào những năm 1990, Snakeheads (Những con cá chuối) hoạt động tập trung ở Hong Kong. Băng nhóm này chuyên cung cấp lao động chợ đen cho bếp ăn của các nhà hàng do cộng đồng người Trung Quốc đã hoạt động lâu đời ở Hong Kong điều hành.
Những năm tiếp theo, Snakehead tiếp tục đưa những cô gái trẻ, thường là bị bắt cóc và ép làm gái điếm, vào Anh. Một số cô gái, trẻ nhất mới 11 tuổi, đã được đưa tới Anh trong cảnh không có hộ chiếu hay visa để xin tị nạn. Ngay khi tới Anh và được giới chức di cư giao cho các trung tâm chăm sóc, những người này sẽ biến mất ngay lập tức.
Wang Wei, từng được đưa lậu vào Anh qua ngả Dover đã kể lại hành trình khủng khiếp của mình như sau: “Họ - băng Snakeheads, nhét tôi vào thùng xe và nói sẽ đưa tôi tới nơi an toàn. Chuyến đi kéo dài hơn một tháng, hơn 40 ngày.
Tất cả đều trong thùng xe. Tôi không biết mình đang ở đâu. Tôi đoán mình ở trên biển. Tôi chỉ biết một điều đó là khi công te nơ được xếp lên và dỡ xuống. Họ đưa đồ ăn cho tôi, việc đi tiểu diễn ra trong công te nơ suốt hơn 40 ngày. Tôi phải trả họ hơn 15.000 bảng”.