Liên Hiệp Quốc kêu gọi thế giới ăn sâu bọ
Báo cáo trên cũng cho biết đã có hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới ăn bổ sung côn trùng. Tuy nhiên, món ăn này vẫn được cho là ‘ghê’ đối với nhiều người, đặc biệt là ở các nước phương Tây.
Theo báo cáo, ong, bọ cánh cứng và các loài côn trùng khác hiện đang được "sử dụng chưa đúng mức" để làm thức ăn cho người và gia súc. Nuôi côn trùng là "một trong nhiều cách giải quyết vấn đề an ninh lương thực và thực phẩm. Côn trùng có ở khắp mọi nơi, chúng sinh sôi nhanh chóng, chúng lớn rất nhanh và có mức độ tàn phá môi trường thấp”.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng côn trùng có giá trị dinh dưỡng lớn, với hàm lượng protein, chất béo và khoáng chất cao. Chúng có thể là thực phẩm bổ sung cho trẻ em suy dinh dưỡng.
Côn trùng cũng chuyển đổi lượng được cho ăn thành thịt "cực kỳ hiệu quả". Ví dụ, dế cần thức ăn ít hơn 12 lần so với hơn gia súc khi sản xuất ra cùng một lượng protein.
Hầu hết côn trùng tạo ra ít khí nhà kính có hại với môi trường hơn so với các gia súc khác.
Phát thải amoniac cũng thấp hơn nhiều so với những gia súc thông thường như lợn.
Báo cáo cho rằng ngành công nghiệp thực phẩm có thể giúp "nâng cao vị thế của côn trùng" bằng cách đưa chúng vào công thức nấu ăn mới và vào thực đơn của các nhà hàng.
Một số côn trùng nhất định được coi là món ngon ở một số nơi. Ví dụ sâu bướm ở miền nam châu Phi được coi là xa xỉ và có giá rất cao.
Báo cáo nói: "Việc sử dụng côn trùng làm thức ăn trong một quy mô lớn có tính khả thi, nhiều công ty mới được thành lập tại nhiều nơi trên thế giới đang thực hiện ý định này".