Liên đoàn Ả rập muốn cùng Liên Hợp Quốc gửi phái đoàn chung đến Syria
Liên đoàn Ả rập muốn cùng Liên Hợp Quốc gửi phái đoàn chung đến Syria
Dân Syria đội mưa đón chào Ngoại trưởng Nga
Mỹ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao, đóng cửa đại sứ quán ở Syria
Nga -Trung bảo vệ quyết định phủ quyết về Syria
![]() |
Người Syria sống ở Jordan biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Syria ở thủ đô Amman – Nguồn: AFP |
Theo AFP, ông Ban Ki-moon đưa ra ý tưởng này say khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc không thể nhất trí về bản nghị quyết cho cuộc khủng hoảng. Ông nói kết quả của cuộc bỏ phiếu là “thảm họa” đối với nhân dân Syria và chỉ càng khuyến khích Tổng thống Bashar al-Assad thúc đẩy “cuộc chiến tranh” chống lại những người đối lập.
Các nhà ngoại giao cho rằng phái đoàn quan sát chung của Liên đoàn Ả rập – Liên Hợp Quốc này có thể sẽ giúp tăng sức ép đối với ông Assad nhưng cần phải có sự chuẩn bị cẩn thận để có sự ủng hộ của các cường quốc chính.
Hôm thứ Ba, ông Ban Ki-moon và Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập, Nabil al-Arabi, đã thảo luận về tình hình Syria kể từ khi phái đoàn quan sát của Liên đoàn dừng hoạt động tại Syria ngày 28/1 do bạo lực leo thang. Nhiều nước Ả rập đã rút hoàn toàn các đại diện của mình ở nước này.
“Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập cho tôi biết ông ấy dự định cử phái đoàn quan sát viên của Liên đoàn quay trở lại Syria và đề nghị Liên Hợp Quốc giúp đỡ. Ông ấy đề xuất chúng tôi nên cân nhắc cử một phái đoàn quan sát chung đến Syria, trong đó có một đặc phái viên chung”, ông Ban phát biểu với các phóng viên sau một buổi họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Nhà lãnh đạo của Liên Hợp Quốc cho biết trong những ngày tới đề xuất này của Liên đoàn Ả rập cần được bàn bạc với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc “trước khi đưa ra các chi tiết”.
“Chúng tôi sẵn sàng trợ giúp bằng bất kì cách nào để cải thiện tình hình”, ông nói.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết ông lo ngại rằng bạo lực sẽ nghiêm trọng hơn và đẩy đến một cuộc tranh luận mới trong nội bộ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên vốn đã bị chia rẽ. Hôm thứ Bảy tuần trước, Nga và Trung Quốc đã phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria.
“Tôi vô cùng lấy làm tiếc vì Hội đồng Bảo an đã không thể tìm được tiếng nói chung để chấm dứt tình trạng đổ máu”, ông nói.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Assad có nên từ chức, ông Ban nói: “Nếu tình trạng giết chóc vẫn tiếp tục, thì điều đó sẽ chỉ khiến tính hợp pháp của ông ấy với tư cách là lãnh đạo của Syria bị xói mòn”.
“Tôi vẫn nhắc đi nhắc lại rằng ông ấy đã mất tính hợp pháp của mình với tư cách là nhà lãnh đạo của Syria. Vì thế, điều quan trọng là phải có các biện pháp mạnh bạo và quyết đoán. Tình hình đã đến mức độ hoàn toàn không thể chấp nhận được”, Tổng thư ký nói.
Lê Dung