Lạng Sơn: Tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo

Đồng bào các tôn giáo ở Lạng Sơn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, sống “Tốt đời đẹp đạo”, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới có 7 dân tộc chủ yếu là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay. Bên cạnh những tín ngưỡng bản địa, Lạng Sơn hiện có khoảng 1,4% dân số theo các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành.

Trong những năm qua, công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các ngành liên quan nên đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các ngành, các cấp trong tỉnh thường xuyên quan tâm tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo đến với cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo.

Đặc biệt, Kể từ khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực vào ngày 01/01/2018, tỉnh luôn tổ chức gặp mặt và thăm hỏi các chức sắc, chức việc các tôn giáo; triển khai mở lớp tập huấn cho hàng nghìn cán bộ làm công tác tôn giáo từ cấp tỉnh đến cấp xã…

Nhờ đó, các tôn giáo trên địa bàn hoạt động ổn định theo đúng quy định của pháp luật và đúng Hiến chương, Điều lệ của giáo hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Đồng bào các tôn giáo luôn phát huy tinh thần đoàn kết, sống “Tốt đời đẹp đạo”, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hưởng ứng các hoạt động từ thiện nhân đạo…

{keywords}
Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ chủ chốt xã, thị trấn.

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Quy chế này được ban hành nhằm tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các sở ngành, quận huyện, xã trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo.

Theo quy chế này, các nội dung phối hợp bao gồm việc xây dựng văn bản quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Quản lý về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; quản lý cơ sở tín ngưỡng; Giải quyết hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh; Quản lý các hoạt động y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo, dạy nghề của cá nhân, tổ chức tôn giáo; Giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các nội dung liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo…

Các hình thức phối hợp cũng được quy chế này đề cập bao gồm việc cung cấp, trao đổi thông tin, khai thác thông tin liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo phạm vi địa bàn, chức năng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp đề xuất; Đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, văn bản liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sơ kết, tổng kết, mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản pháp luật có liên quan; thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động, vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; Phát hiện, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Sở Nội vụ được giao chủ trì đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định, quy hoạch, kế hoạch, các đề án, dự án, chương trình và các văn bản quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo, đề xuất Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo hoặc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn; đồng thời là cơ quan đầu mối liên hệ giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Sở Nội vụ cũng được giao tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt về chủ trương, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức, viên chức; thành viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân; thành viên Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Ngọc Yến

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !