Làm gì trước nỗi lo mạng xã hội “đầu độc” trẻ nhỏ?

Bố mẹ nên đồng hành, giúp con làm rèn luyện bản thân cũng như phân biệt đúng sai, những trường hợp nào nên làm, không nên làm trên mạng xã hội.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và mạng Internet đã tác động vào mọi mặt đời sống xã hội và ngày càng ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người chúng ta. Trong đó trẻ em ngày càng tiếp cận nhiều với không gian mạng và là những đối tượng mong manh dễ bị tổn thương nhất.

Theo một số chuyên gia thì để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các trang mạng đến việc giáo dục, nuôi dưỡng phát triển hoàn thiện nhân cách và lối sống tốt đẹp của trẻ em thì hiện nay, mỗi gia đình, nhà trường cũng như địa phương cần làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng cho các em nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng và những bất cập của việc tham gia và sử dụng các trang mạng.  

Người lớn cần hướng dẫn cho các em hiểu rõ về các trang mạng, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho học tập và giải trí.

Trẻ em học tập, giải trí trên không gian mạng. (Ảnh minh họa)

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý phát triển bền vững (MSD) thừa nhận hiện nay các thông tin trên mạng xã hội mang lại mặt tích cực, cơ hội cho trẻ học tập, giao lưu cũng như vui chơi nhưng cũng có nội dung xấu độc, không phù hợp với trẻ gây hại cho trẻ trên môi trường mạng gây ảnh hưởng thể chất, tình cảm, tâm lý, sự phát triển của trẻ.

“Những nội dung xấu độc vượt quá giới hạn ở độ tuổi của trẻ, cũng có những video phản cảm vi phạm pháp luật, với những video đó trẻ em vô tình bị lôi kéo tiếp cận.

Khi các em chưa có kỹ năng cũng như tư duy phản biện thì những clip xấu độc đó sẽ vô tình làm trẻ nhận thức sai vấn đề, gây ảnh hưởng đến trẻ như tạo ra nỗi sợ tâm lý hay ảnh hưởng phát triển của trẻ em”, bà Linh nói.

Có nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi trẻ tiếp cận với những video xấu độc khiến trẻ có thể bị stress, trầm cảm, thậm chí nguy hại hơn là có những trẻ bị xâm hại trên môi trường mạng. Như vậy rõ ràng việc tiếp cận thông tin không phù hợp trên không gian mạng về lâu dài ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ.

Trước đó, dư luận cũng được một phen hoang mang khi một bé gái 5 tuổi ở TP.HCM đã tử vong vì bắt chước video tự tử trên mạng xã hội.

Nói về sự việc này, bà Linh cho biết: “Đó là câu chuyện rất thương xót và đáng tiếc. Trước những nguy hại trên mạng xã hội, đa số bố mẹ có con ở độ tuổi nhỏ không cho con dùng mạng xã hội nhưng các con sinh ra trong môi trường số nên việc cẩm cản trẻ dùng mạng xã hội là không hợp lý.

Vì thế tôi khuyên phụ huynh, với trẻ dưới 6 tuổi chưa đủ khả năng phân biệt đúng sai, phải trái thì nên dùng phần mềm chọn lọc như dùng Youtube Kids; hay với trẻ dưới 3 tuổi thì không nên cho con tiếp xúc với môi trường mạng để con có thời gian vui chơi, cũng như vận động.

Dù ở độ tuổi nào thì quan trọng là bố mẹ phải đồng hành để con làm rèn luyện bản thân cũng như phân biệt đúng sai, những trường hợp nào nên làm, không nên làm trên mạng xã hội”, bà Linh nói.

Trước tình huống nhiều cha mẹ lúng túng không biết quản lý thông tin xấu độc trên mạng xã hội thế nào là hợp lý, bà Linh đưa ra lời khuyên: "Muốn con giảm tiếp cận thông tin xấu độc, bố mẹ nên để ý trong phần hướng dẫn an toàn của các ứng dụng trên không gian mạng luôn có thao tác có thể giảm thông tin xấu độc trước khi cài đặt. Ngoài ra, khi phụ huynh không ngăn chặn hết được thì phải đồng hành, chia sẻ về những rủi ro trên môi trường mạng cùng con nếu không may con gặp phải". 

Học sinh cần được hướng dẫn các kỹ năng tham gia không gian mạng an toàn. (Ảnh minh họa)

Theo bà Linh, nhiều cha mẹ thích khoe hình ảnh của con trên không gian mạng cũng có thể gây ra những nguy hại, rủi ro cho con, nhất là khoe hình ảnh khỏa thân của con, bởi vì chính từ bài đăng công khai của cha mẹ trên môi trường mạng, một số đối tượng có thể sử dụng hình ảnh ấy của con cho những mục đích xấu.

Cuối cùng, bà Linh khẳng định, trẻ em luôn phải được bảo vệ tốt nhất, không chỉ là vấn đề thân thể mà phải bảo vệ các em trước sự tác động của các thông tin độc hại, nhất là khi trẻ có thể tiếp cận các thông tin trên internet từ khi còn rất nhỏ. 

Hoàng Thanh

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !