Làm gì để giảm sự cố y khoa?
Ảnh minh họa |
Sự cố liên tiếp xảy ra
Vào tháng 7/2016, sự cố mổ nhầm chân ở Bệnh viện Việt Đức - bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa của Việt Nam - đã gây hoang mang dư luận. Bệnh nhân là anh Trần Văn Thảo, 37 tuổi, ở Ứng Hoà, Hà Nội, đến Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca mổ chân trái.
Sau ca mổ, gia đình thấy vết mổ xuất hiện ở cả hai cổ chân. Bệnh nhân Thảo cho biết, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ gây tê ở chân nên không hề hay biết. Chỉ đến khi rời bàn mổ anh mới thấy mình bị mổ nhầm chân phải và có thắc mắc. Lúc này, bác sĩ mổ chính mới xem bệnh án và đưa Thảo lên bàn để mổ chân trái. Khi hết thuốc tê, Thảo liên tục kêu đau ở cổ chân phải vì bị mổ nhầm.
Mới đây nhất, trường hợp Nguyễn Thị Thanh Thanh (SN 1998, ngụ tại xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) bị đau bụng nặng vùng hố chậu phải và được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Long An ngày 26/12.
TS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam trong lần đi thăm trẻ mồ côi ở Tây Nguyên |
Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ ca trực của bệnh viện xác định em bị nhiễm trùng tiêu hóa và được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Gần 1 giờ sau, bệnh nhân được thực hiện y lệnh tiêm kháng sinh.
Tuy nhiên, vài phút sau, bệnh nhân có biểu hiện đỏ da, nôn ói, tụt huyết áp. Bác sĩ đã nhanh chóng xử lý chống sốc và phối hợp với Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc hồi sức cho bệnh nhân.
Lỗi do đâu?
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn – Phó Tổng Thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam - cho biết, sự cố y khoa là vấn đề lớn của ngành y. Các đánh giá về sự cố y khoa trong ngành y là vấn đề tồn tại không chỉ riêng Việt Nam, mà ở Châu Âu và Mỹ. Nghiên cứu tỷ lệ sự cố y khoa tại Mỹ, thấp nhất là 3,5%, có nghiên cứu đưa ra là 11%.
Sự cố y khoa là một vấn đề rộng. Hiện nay, tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, có 30% nguyên nhân đến từ thầy thuốc; lỗi hệ thống chiếm 70%.
Trong sự cố y khoa, sốc phản vệ là tình trạng dị ứng tuyp nhanh, là nỗi lo, ám ảnh của người bệnh lẫn bác sĩ. Khi xảy ra sốc phản vệ, bác sĩ phải đưa ra tình trạng cấp cứu gấp gáp, bởi nếu xử lý không kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
Hiện nay, sốc phản vệ thường do ba nhóm chính. Thứ nhất là thuốc, dịch truyền. Thuốc tập trung nhiều ở kháng sinh, sốc phản vệ về kháng sinh hay gặp nhất. Còn với dịch truyền, theo TS Sơn, dịch truyền dạng vitamin như các nhóm B1, B3 hay vitamin C khi truyền tĩnh mạch cũng có thể gây sốc phản vệ.
Thứ 2 là sốc do côn trùng cắn.
Nguyên nhân thứ ba là sốc do thực phẩm.
Bên cạnh đó, đã đến lúc cần có các tổ chức bảo vệ người bệnh, bảo vệ bác sĩ khi có sự cố y khoa xảy ra.
TS Sơn nhấn mạnh, trong thời gian tới Việt Nam cần tập trung các giải pháp trên để giảm tối đa sự cố y khoa.