Kim Jong-un thừa kế những gì từ ông nội?

Không chỉ là gia sản, Kim Jong-un thực sự đã thừa kế cả phong cách tuyên truyền, tham vọng hạt nhân và chính sách lãnh đạo lẫn phong cách ngoại hình như kiểu tóc, trang phục và dáng đi.

Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), trước khi nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời vào tháng 12/2011, không ai biết thông tin gì về ông Kim Jong-un. Vào thời điểm đó, ngay cả giới tình báo cũng biết rất ít thông tin về Kim Jong-un ngoại trừ việc ông này dưới 30 tuổi, theo học tại một trường ở Switzerland và thích bóng rổ. 

Thậm chí, một số người cho rằng ông Kim sẽ chỉ giữ chức lãnh đạo Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn. Chính phủ nước ngoài từng lo sợ về sự sụp đổ theo con đường bạo lực tại Triều Tiên nhưng họ lại hy vọng việc kết thúc thời gian trị vì của gia đình họ Kim sẽ đặt dấu chấm hết cho tham vọng hạt nhân của quốc gia này. 

Kim Jong-un thừa kế những gì từ ông nội? - ảnh 1

Ông Kim Jong-un (trái) được xem là bản "copy" từ phong cách lãnh đạo cho tới phong cách ăn mặc của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Ông Kim Jong-un được xem là nhà lãnh đạo che đậy tham vọng lớn dưới phong cách giản dị và là một chính trị gia thực dụng như cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, người vẫn luôn nhận được sự tôn kính từ người dân Triều Tiên. Phong cách tuyên truyền, các chính sách và ngay cả cách ăn mặc của ông Kim Jong-un luôn phản ánh hình ảnh của ông nội.

Trong bối cảnh đối mặt với khả năng bị các tướng lĩnh lật đổ, ông Kim đã củng cố quyền lực bằng cách tăng cường sự ủng hộ từ quân đội thông qua đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân. Và theo Giáo sư Daniel Pinkston tại Đại học Troy ở Seoul, chỉ trong thời gian ngắn, ông Kim đã trở thành một" nhà cầm quyền đầy kỹ năng". 

Sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5 hôm 9/9, Triều Tiên tuyên bố nước này đã làm chủ công nghệ tích hợp đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo. Song theo giới chuyên gia, tuyên bố này cần phải kiểm chứng lại. Tuy nhiên, giới quan sát phải thừa nhận rằng khả năng chỉ vài năm nữa, Triều Tiên sẽ có thể tấn công lục địa Mỹ bằng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. 

Kinh tế vẫn phát triển?

Dù tăng cường chi tiêu cho hoạt động quốc phòng, ông Kim vẫn thu hút sự ủng hộ và uy tín từ người dân bằng những dự án xây dựng đẳng cấp ở thủ đô Bình Nhưỡng cũng như duy trì nền kinh tế thị trường thô sơ. Theo thông tin của những người đào tẩu, Triều Tiên có hơn 3 triệu thuê bao điện thoại và xuất hiện một tầng lớp mới gồm các thương gia và tài chính tư nhân. 

Song đối với thế giới, tham vọng hạt nhân của ông Kim Jong-un đã biến nhà lãnh đạo Triều Tiên trở thành mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm. 

Theo chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên tại Mỹ, ông Michael Madden, ngay từ đầu, khả năng ông Kim Jong-un và các thân tín đã quyết định xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo theo phong cách của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành thay vì cố lãnh đạo Kim Jong-il. 

Kim Jong-un thừa kế những gì từ ông nội? - ảnh 2

Ông Kim Jong-un vừa phát triển kinh tế vừa theo đuổi vũ khí hạt nhân như cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Đây là lý do ông Kim hiện là phiên bản thời trẻ của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành từ dáng vóc cho tới đường nét khuôn mặt. Ông Kim hiện được cho là 32 tuổi, để kiểu tóc giống ông nội và mặc trang phục theo phong cách Mao Trạch Đông cũng như những bộ vest phương Tây mà ông Kim Nhật Thành, người lãnh đạo đất nước Triều Tiên từ năm 1948 – 1994, yêu thích. 

Ông Kim Nhật Thành đã lãnh đạo lực lượng du kích chống lại sự xâm lược của Nhật Bản vào những năm 1930. Và cũng chính ông này làm bùng nổ cuộc chiến liên Triều năm 1950 khi xâm chiếm Hàn Quốc, song các trường học Triều Tiên lại dạy học sinh rằng ông Kim Nhật Thành đã bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công của Hàn Quốc và Mỹ.  

Ông Kim Nhật Thành còn được nhắc tới là nhà lãnh đạo mang tới thời kỳ kinh tế huy hoàng cho đất nước Triều Tiên sau giai đoạn chiến tranh khi tập trung phát triển công nghiệp nặng và khai thác tài nguyên khoáng sản. Thậm chí trong vòng 40 năm, doanh thu kinh tế của Triều Tiên được xem vượt xa cả Hàn Quốc. 

Trái lại, nhà lãnh đạo Kim Jong-il lại điều hành đất nước Triều Tiên trong giai đoạn gian khó với nạn đói những năm 1990, cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người. Theo chính sách tiên quân, ông Kim Jong-il đã yêu cầu toàn bộ lực lượng và người dân cung cấp mọi nhu cầu thiết yếu cho quân đội nước này. Đáng nói, trong suốt 17 năm lãnh đạo, ông Kim Jong-il chỉ phát biểu trên truyền hình một lần duy nhất. 

Trong khi đó, ông Kim Jong-un lại thể hiện mình là người của công chúng như ông nội Kim Nhật Thành. Điển hình chỉ vài tháng sau khi lên nắm quyền lãnh đạo, kênh truyền hình quốc gia Triều Tiên đã cho đăng tải hình ảnh ông Kim trao quà và rót nước cho những gia đình mới chuyển về các căn hộ ở Bình Nhưỡng trong khi phu nhân của ông Kim rửa chén bát. 

Trái với chính sách khắc khổ của người cha Kim Jong-il, ông Kim Jong-un theo đuổi chính sách song hành giống như ông nội Kim Nhật Thành là vừa phát triển kinh tế vừa sản xuất vũ khí hạt nhân. Ông Kim còn huy động hàng trăm binh sĩ xây dựng các công trình nhà ở và khu vui chơi giải trí tại Bình Nhưỡng. Đây là bằng chứng cho thấy nền kinh tế Triều Tiên vẫn đang phát triển. Sự xuất hiện của hàng loạt chung cư cao tầng và phố xá hoành tráng tại Bình Nhưỡng đã khiến du khách nước ngoài không khỏi ngỡ ngàng và gọi đây là "Dubai thu nhỏ" (Little Dubai). 

Theo phân tích của truyền thông Triều Tiên về các chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì có tới 20% chuyến thăm ông này có mặt tại các địa điểm giải trí và dự án xây dựng. Đây vốn là những nơi ông Kim Jong-il hiếm khi xuất hiện. 

Còn theo giới chức Triều Tiên, những dự án vui chơi giải trí và nhà cao tầng cho thấy sức ép bao vây cấm vận kinh tế của cộng đồng quốc tế với Bình Nhưỡng là không có tác dụng.

Dù Bình Nhưỡng không công khai số liệu thống kê kinh tế chính thức nhưng theo ngân hàng trung ương Hàn Quốc, nền kinh tế Triều Tiên tăng khoảng 0,5%/năm trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014 và chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu khoáng sản. 

Song theo hai nhà ngoại giao phương Tây mới tới thăm khu vực ngoại ô Triều Tiên, tình trạng nghèo đói vẫn hiện hữu ở quốc gia này. Tuy nhiên bất chấp lệnh cấm kinh doanh tư nhân, ông Kim Jong-un vẫn cho phép phát triển kinh doanh đường phố và kinh doanh nhỏ lẻ. Cụ thể, mặt hàng điện thoại thông minh đang được bán rất chạy tại Triều Tiên trong khi các mặt hàng nước ngoài như phim ảnh lưu trữ trong thẻ nhớ vẫn được bày bán ở các khu chợ bất chấp lệnh cấm của chính phủ. 

Ông Kim Kwang-Jin, cựu quan chức ngoại giao tại Triều Tiên cho hay ông Kim coi doanh thu ở các khu chợ mở là nguồn thu thuế tiềm năng. 

Không từ bỏ tham vọng hạt nhân

Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành khởi động chương trình hạt nhân Triều Tiên với sự giúp đỡ của Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, ông Kim Nhật Thành đã đồng ý ký thỏa thuận với Mỹ hồi năm 1994 để ngừng hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng trong gần một thập niên. Tuy nhiên, Triều Tiên được cho vẫn bí mật duy trì chương trình làm giàu uranium, nguồn nguyên liệu sản xuất bom nguyên tử. 

Kim Jong-un thừa kế những gì từ ông nội? - ảnh 3

Ông Kim Jong-un thường đến thăm các địa điểm vui chơi giải trí.

Còn ở hiện tại, 3 trong số 5 vụ thử hạt nhân ở Triều Tiên được thực hiện dưới thời ông Kim Jong-un. Những vụ thử tên lửa từ tàu ngầm và bệ phóng di động còn cho thấy Triều Tiên đang sở hữu năng lực tấn công ngay cả khi các căn cứ quân sự của nước này bị phá hủy. 

"Chính sách thất bại của Mỹ cho phép chúng tôi xây dựng năng lực phòng thủ hạt nhân đầy đủ bao gồm khả năng phản công", WSJ dẫn lời một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Triều Tiên. 

Về phần mình, lâu nay, giới chức Mỹ vẫn đang tìm mọi cách để giảm thiểu mối đe dọa từ Triều Tiên. Cụ thể, đầu năm nay, các quan chức Mỹ đã đề nghị đối thoại nhằm chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng chịu ngồi vào bàn đàm phán từ bỏ chương trình hạt nhân nhưng đề xuất này đã bị từ chối. 

Trong khi cố Chủ tịch Kim Nhật Thành sử dụng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân là chiêu bài mặc cả đổi lấy viện trợ và an ninh cho đất nước, thì ông Kim Jong –un lại tận dụng chương trình hạt nhân để củng cố vị thế trong quân đội cũng như đe dọa Hàn Quốc. Thậm chí, ông Kim Jong-un cũng không ngại làm sứt mẻ quan hệ với Trung Quốc, đồng minh thân thiết một thời của Bình Nhưỡng. 

Để kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ và các đồng minh cam kết tăng cường lệnh trừng phạt kinh tế với quốc gia này. Song Mỹ lại có rất ít quyền lực để gây áp lực trực tiếp lên Bình Nhưỡng bởi Washington không có mối liên hệ với Triều Tiên. Do đó. Mỹ đang gây sức ép lên các quốc gia có mối quan hệ kinh tế và ngoại giao với Triều Tiên. Khả năng Mỹ sẽ tìm cách cắt giảm hoạt động xuất khẩu than đá và các nguồn khoáng sản khác của Triều Tiên bán sang các nước mà chủ yếu cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa có hành động chọc giận Triều Tiên do lo sợ làn sóng di cư ồ ạt xảy ra ở khu vực biên giới giữa hai nước. Đặc biệt, Trung Quốc hiện đang xem Triều Tiên là vùng đệm chiến lược đối phó việc Mỹ triển khai quân đội tới Hàn Quốc. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !