Kiến cảm tử tự "nổ" để bảo vệ đồng loại
Loài kiến sống trên đảo Borneo có khả năng tự làm vỡ bụng và tiết ra chất độc màu vàng nhằm đẩy lùi kẻ thù.
Các nhà khoa học phát hiện loài kiến nổ mới trên đảo Borneo, Thái Bình Dương, National Geographic hôm 19/4 đưa tin. Loài kiến này được đặt tên là Colobopsis explodens. Dù trông như kiến nâu đỏ bình thường nhưng chúng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo.
Kiến Colobopsis explodens không có bộ hàm lớn, cũng không thể đốt. Khi bị đe dọa, chúng giơ cao mông để cảnh cáo, theo Alice Laciny, nhà côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna.
Nếu kẻ tấn công không rút lui, một hoặc nhiều con kiến nhỏ sẽ tự gập mình lại mạnh đến mức phần bụng vỡ tung. Khi nổ, chúng tiết ra chất độc dính màu vàng nhạt, có mùi khó chịu đặc trưng. Sự hy sinh này nhằm bảo vệ các thành viên còn lại trong đàn.
Giới khoa học biết đến sự tồn tại của kiến nổ từ hơn 100 năm trước nhưng chúng rất hiếm gặp, theo Tomer Czaczkes, nhà sinh thái học hành vi chuyên nghiên cứu kiến tại Đại học Regensburg, Đức. Kiến sống thành đàn lớn nên chúng dễ trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều kẻ săn mồi. Đây cũng là lý do kiến phát triển nhiều cách thông minh để phòng vệ. "Hầu như mọi loài kiến đều có thể cắn, đốt, hoặc phun axit formic", Czaczkes cho biết.
Hy sinh không phải hành vi chỉ tồn tại ở kiến nổ. Hàng đêm, một loài kiến ở Brazil dùng cát lấp lối vào tổ nhằm ngăn kẻ săn mồi phát hiện khi đang ngủ. Tuy nhiên, một số kiến thợ phải ở ngoài để hoàn thành công việc. Hầu hết chúng sẽ chết khi bình minh lên.
Kiến nổ có cách phân chia công việc khác thường. Với đa số loài kiến, kiến thợ lớn đóng vai trò quan trọng khi bảo vệ đàn và tấn công kẻ thù. Nhưng với Colobopsis explodens, kiến thợ nhỏ lại mang chất độc bảo vệ tổ. "Kiến lớn hiếm khi xuất hiện bên ngoài vì chúng thường ở trong tổ", Laciny giải thích. Chúng sẽ trở thành lá chắn sống trước lối vào trong trường hợp kiến nhỏ không thể đẩy lui kẻ thù.
Laciny dự định tiếp tục nghiên cứu về kiến nổ, tìm hiểu thành phần chất độc vàng hay cách chúng phối hợp hạ gục kẻ tấn công lớn hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng gặp khó khăn vì loài kiến này sống trong rừng trên đảo Borneo, nơi có lượng mưa lớn. "Ở đó không bao giờ yên tĩnh. Bạn sẽ nghe thấy tiếng mưa, tiếng kêu của ve sầu, chim hoặc khỉ. Thực sự giống như một thế giới khác", Laciny miêu tả.
![]() |
Kiến nổ trong tư thế sẵn sàng tấn công. (Ảnh: Pensoft Publishers). |
Kiến Colobopsis explodens không có bộ hàm lớn, cũng không thể đốt. Khi bị đe dọa, chúng giơ cao mông để cảnh cáo, theo Alice Laciny, nhà côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vienna.
Nếu kẻ tấn công không rút lui, một hoặc nhiều con kiến nhỏ sẽ tự gập mình lại mạnh đến mức phần bụng vỡ tung. Khi nổ, chúng tiết ra chất độc dính màu vàng nhạt, có mùi khó chịu đặc trưng. Sự hy sinh này nhằm bảo vệ các thành viên còn lại trong đàn.
Giới khoa học biết đến sự tồn tại của kiến nổ từ hơn 100 năm trước nhưng chúng rất hiếm gặp, theo Tomer Czaczkes, nhà sinh thái học hành vi chuyên nghiên cứu kiến tại Đại học Regensburg, Đức. Kiến sống thành đàn lớn nên chúng dễ trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều kẻ săn mồi. Đây cũng là lý do kiến phát triển nhiều cách thông minh để phòng vệ. "Hầu như mọi loài kiến đều có thể cắn, đốt, hoặc phun axit formic", Czaczkes cho biết.
Hy sinh không phải hành vi chỉ tồn tại ở kiến nổ. Hàng đêm, một loài kiến ở Brazil dùng cát lấp lối vào tổ nhằm ngăn kẻ săn mồi phát hiện khi đang ngủ. Tuy nhiên, một số kiến thợ phải ở ngoài để hoàn thành công việc. Hầu hết chúng sẽ chết khi bình minh lên.
![]() |
Kiến nổ trông không đặc biệt nhưng lại sở hữu khả năng phòng vệ độc đáo. (Ảnh: Alexey Kopchinskiy). |
Kiến nổ có cách phân chia công việc khác thường. Với đa số loài kiến, kiến thợ lớn đóng vai trò quan trọng khi bảo vệ đàn và tấn công kẻ thù. Nhưng với Colobopsis explodens, kiến thợ nhỏ lại mang chất độc bảo vệ tổ. "Kiến lớn hiếm khi xuất hiện bên ngoài vì chúng thường ở trong tổ", Laciny giải thích. Chúng sẽ trở thành lá chắn sống trước lối vào trong trường hợp kiến nhỏ không thể đẩy lui kẻ thù.
Laciny dự định tiếp tục nghiên cứu về kiến nổ, tìm hiểu thành phần chất độc vàng hay cách chúng phối hợp hạ gục kẻ tấn công lớn hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng gặp khó khăn vì loài kiến này sống trong rừng trên đảo Borneo, nơi có lượng mưa lớn. "Ở đó không bao giờ yên tĩnh. Bạn sẽ nghe thấy tiếng mưa, tiếng kêu của ve sầu, chim hoặc khỉ. Thực sự giống như một thế giới khác", Laciny miêu tả.
Theo VNE
48h chơi Tết ‘hết mình’ ở Hạ Long
Dịp Tết Ất Tỵ, một chuyến du xuân 2 ngày từ Hà Nội đến Hạ Long sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình muốn khởi đầu năm mới bằng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không khí lễ hội rộn ràng và những trải nghiệm văn hóa Tết đầy ý nghĩa.
Di tích đặc biệt Tháp Bà Ponagar, điểm đến hút khách
Không chỉ là nơi linh thiêng, Tháp Bà Ponagar còn là điểm thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước bởi kiến trúc độc đáo cùng các điệu múa truyền thống của người Chăm.
Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế
Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.
Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng
Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.
Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9
Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.
Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’
Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.
Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31
Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.
Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời
Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.
Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm
Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.
Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co
Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.