Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ việc đánh gốc đào Nhật Tân lên chậu

Với việc đánh gốc đào từ vườn vào bình tại làng Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), mỗi người thợ được trả công từ 500.000 đến 1.500.000 đồng/ngày, tùy theo kinh nghiệm của từng người.

Phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) diện tích trồng đào khoảng 57ha với 1.200 người làm nghề trồng đào truyền thống. Chỉ còn gần 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần, người trồng đào bước vào thời điểm cực kỳ bận rộn với việc chăm sóc đào (tuốt lá, lên chậu) để kịp có sản phẩm đẹp nhất phục vụ thị trường hoa đào Tết.

{keywords}
Một số chủ vườn đào bắt đầu tuốt lá để đào ra hoa đúng dịp Tết.

Những năm gần đây, nhiều ngành nghề phát triển mạnh, người trồng đào Nhật Tân ngày càng ít đi, thế hệ trẻ không mặn mà, người lớn tuổi có thâm niên nghề lâu năm không còn đủ sức, họ đã phải thuê người làm thời vụ.

Chủ một vườn đào lớn ở làng Nhật Tân, anh Trần Tuấn Việt cho biết, gần 20 ngày qua tại vườn đào của gia đình anh luôn duy trì hơn 10 nhân công phục vụ cho việc đánh cây, chuyển cây, tuốt lá, chi phí một ngày khoảng 10 triệu đồng. Theo anh Việt, thời điểm hiện tại, việc chăm sóc cây đào là vất vả nhất và phải cần một lượng nhân công lớn.

{keywords}
Những nhà vườn lớn thường thuê cả chục công nhân mỗi ngày để đánhgốc đào từ vườn đưa vào bình hoặc chậu.

Anh Việt chia sẻ, việc đánh đào trồng vào chậu với cây nhỏ thì dễ làm, còn đối với cây to thì cần nhiều nhân lực có sức khỏe tốt.

Theo quan sát của PV, với mỗi cây đào to, cỡ lớn phải cần 7-8 người khiêng mới đưa  được vào chậu.

Theo anh Nguyễn Công Linh (31 tuổi, trú tại làng Nhật Tân), hầu hết các hộ trồng đào tại làng Nhật Tân đều có kinh nghiệm lâu năm. Thời điểm này cây đào đang phát triển thuận lợi, nếu thời tiết ổn định, đến Tết cây sẽ rất đẹp.

{keywords}
Anh Nguyễn Công Linh cẩn thận, tỉ mỉ cắt phần dây bó gốc và tỉa cành.

Tại vườn nhà anh Linh có nhiều cây cao gần 3 mét, các công nhân phải dùng ghế chuyên dụng mới có thể đứng hoặc ngồi cắt tỉa cành thuận tiện. Anh Linh cho biết, hiện vườn của gia đình anh có khoảng 250 cây đào, chi phí gia đình bỏ ra khoảng gần 3 tỷ đồng. Do chi phí đầu tư lớn, diễn biến dịch bệnh Covid-19 thời gian gần đây vẫn phức tạp nên anh và gia đình không khỏi lo lắng. "Tình hình dịch căng thẳng nên chúng tôi cũng sợ người dân không dám chi số tiền lớn để chơi đào như những năm trước đây, nhà vườn thấp thỏm lo thua lỗ...", anh Linh tâm sự.

Mới tuốt hết những lá còn sót lại trên cây đào vừa được đánh vào chậu, anh Phạm Văn Dũng (35 tuổi, một chủ vườn đào tại làng Nhật Tân) chia sẻ, tổng chi phí gia đình đầu tư vào vườn đào cũng lên đến gần 3 tỷ. Thời điểm thuê đông nhân công chăm sóc đào, chi phí 1 ngày khoảng 7-10 triệu đồng. "Đến thời điểm hiện tại, cây đào cơ bản là khá đẹp. Giờ chỉ sợ dịch bệnh bùng phát mạnh, người dân không mua đào chơi Tết thì coi như thua lỗ nặng", anh Dũng bày tỏ lo lắng.

{keywords}
Vào thời gian này, các nhà vườn trồng đào ở Nhật Tân đang hối hả chăm sóc, đưa các cây đào vào bình chăm sóc, chuẩn bị cho thị trường hoa cảnh dịp Tết.
{keywords}
Theo các chủ nhà vườn, năm nay thời tiết rất thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc cây nên hoa sẽ rất đẹp.
{keywords}
Hàng trăm chậu cảnh được chuyển vào các vườn đào Nhật Tân mỗi ngày.
{keywords}
Bổ sung thêm đất ủ phân vào các chậu để cây có sức sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp.
{keywords}
Những gốc đào to cần rất nhiều người chuyển vào bình.
{keywords}
Mỗi nhân công đánh đào chuyển từ vườn lên chậu hoặc bình có thu nhập từ 500.000 đến 1.500.000 đồng/ngày, tùy theo kinh nghiệm của từng người.
{keywords}
Những cây đào lớn, cao 2-3m cần 7-8 người đưa từ vườn lên chậu.
{keywords}
Những gốc đào lớn, giá cao bắt đầu được đánh chuyển vào chậu để cây thích ứng dần và tiện vận chuyển ra chợ bán sớm.

Bảo Khánh

Hành động 'điên rồ' của người đàn ông liên tục bị mất trộm lan quý

Ý tưởng lập khu bảo tồn lan rừng phi lợi nhuận của ông Đỗ Tuấn Hưng từng bị coi là điên rồ. Sở hữu hơn 200 chủng loại lan quý hiếm, ông quyết định trả chúng về với rừng.

Mất điện, thầy trò soi đèn pin, điện thoại dồn sức ôn thi tốt nghiệp

Cao điểm nắng nóng, mất điện luân phiên, học trò ở Nghệ An ôn thi trong phòng học chỉ được thắp sáng bằng ánh đèn điện thoại.

Thúc đẩy lối sống xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023

Nhiều hoạt động đã được triển khai nhân dịp Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới 2023 nhằm góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Sét đánh cháy rụi hơn 3.000 m2 rừng tự nhiên tại Bắc Kạn

Do sét đánh và trong điều kiện thời tiết hanh khô, gần 3.000m2 rừng tự nhiên ở thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) đã bị thiêu rụi.

Bên trong khu nhà cũ, cả xóm cùng chia nhau mớ rau, miếng thịt

Tại "xóm chạy thận" nằm ở khu nhà 2 tầng đã xuống cấp trên đường Lê Ninh, gần bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An), người dân nương tựa vào nhau đầy nghĩa tình.

Nông dân ăn cơm giữa đồng, soi đèn cấy lúa xuyên đêm tránh nắng nóng

Miền Trung đang trong những ngày nắng nóng cháy da thịt. Người nông dân ở Nghệ An cật lực làm việc từ lúc sáng sớm, tranh thủ soi đèn cấy lúa ban đêm.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Lý do hầm chui cửa ngõ TP.HCM ngập nặng, người dân chật vật di chuyển

Tình trạng ngập nặng ở hầm chui trước cổng Bến xe Miền Đông mới đã được khắc phục sau khi đơn vị quản lý công trình xác định nguyên nhân.

Chàng kỹ sư Cần Thơ nuôi hàng nghìn con 'mỹ ngư', ai nhìn cũng mê

Chàng kỹ sư xây dựng ở Cần Thơ nuôi hàng nghìn con cá Koi được mệnh danh là "mỹ ngư", mỗi năm thu nhập 200 triệu đồng.

Bộ đội miền biên viễn hòa mình theo điệu Rumba, Cha cha cha

Các cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay học khiêu vũ các điệu Cha cha cha, Tango, Rumba, uyển chuyển theo từng điệu nhạc...

Đang cập nhật dữ liệu !