Kịch bản không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to

Đây không phải là tuyệt phẩm mới của nhà văn Tom Clancy mà là từ tính toán lý thuyết về một trận chiến trên bầu trời Đài Loan. Một kịch bản lý tưởng.

Sau 13 phút tiếp xúc, 48 tiêm kích J-11 (sao chép Su-27) của Trung Quốc bị bắn rơi…, Mỹ mất 2 máy bay AWACS Е-3 Sentry, 6 máy bay tiếp dầu, 4 máy bay tuần biển Orion và 2 máy bay Global Hawk, trên không phận Đài Loan vẫn còn 24 tiêm kích, còn 6 chiếc Raptor cụp đuôi rút khỏi trận chiến khi bắn hết sạch tên lửa…

Kịch bản không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to - ảnh 1

J-11.

Thậm chí cả khi người Trung Quốc mù, ngu ngốc và kém cỏi, còn F-22 thì tàng hình, và các tên lửa không đối không của Mỹ luôn bắn trúng… thì Trung Quốc vẫn thắng, bắn rơi tất cả các máy bay AWACS, máy bay tiếp dầu và các máy bay tuần tra, máy bay không người lái… của Mỹ.

Điều thú vị nhất là tính toán đó không phải là của các nhà phân tích Trung Quốc hay Nga. Đó là báo cáo của trung tâm phân tích chiến lược hàng đầu thế giới là RAND Corporation.

Kịch bản không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to - ảnh 2

Theo báo cáo do RAND Corporation đệ trình, Không quân Mỹ có thể bảo vệ Đài Loan từ trên không chỉ khi có ưu thế gấp 10 lần không quân Trung Quốc. Đúng vậy, chứ không phải là ngược lại. Máy bay Mỹ phải nhiều hơn 10 lần máy bay Trung Quốc.

Hơn nữa, trong các tính toán thì tham chiến từ phía Mỹ có các máy bay tối tân nhất là F-22 và F-35, còn về phía Trung Quốc là các tiêm kích Flanker (tức là Su-27 hay J-11).

Kịch bản không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to - ảnh 3


Đội hình xuất phát của phía Trung Quốc là 72 chiếc Flanker (Trung Quốc có nhiều Flanker hơn nữa, còn mấy ngàn tiêm kích cũ thì không cần nhắc đến).

Ở điều kiện tình huống lý tưởng không thể xảy ra (khi xác suất trúng đích của các tên lửa không đối không Trung Quốc = 0, của các tên lửa không đối không Mỹ = 100%), người Mỹ vẫn thua trên bầu trời Đài Loan khi mất 6 máy bay tiếp dầu, 2 AWACS, 4 Orion, 2 Global Hawk (hơn 120 phi công) so với 48 chiếc Flanker (và 10 phi công) bị bắn rơi. Trên bầu trời Đài Loan vẫn còn 24 máy bay Trung Quốc.

Kịch bản không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to - ảnh 4

Trong một kịch bản xác đáng hơn (xác suất trúng đích của tên lửa không đối không Mỹ và Trung Quốc là như nhau) và đội hình xuất phát của không quân Mỹ là 120 F-22 + 162 F-35 tham gia chiến dịch thì kết quả là Mỹ mất toàn bộ các máy bay trên bầu trời Đài Loan, còn Trung Quốc vẫn còn 10 Flanker. Nghĩa là ưu thế trên không vẫn thuộc về Trung Quốc.

Kịch bản không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to - ảnh 5

Tất cả những điều nêu trên không hề là vớ vẩn mà là hoàn toàn hiện thực. Đơn giản là các chuyên gia quân sự Internet thường là những tuyên truyền viên được trả tiền hay so sánh dựa trên các bảng tính năng chiến-kỹ thuật và các con số máy bay trừu tượng của các bên đối địch mà hoàn toàn quên mất các đặc điểm của chiến trường. Họ quên các căn cứ, thời gian bay đến vị trí giao chiến, sự sơ hở của cacns căn cứ, tải trọng chiến đấu, hiệu quả các tên lửa không đối không hiện đại và do đó là quên cả việc không thể đưa tất cả sang giao chiến tầm xa.

Kịch bản không chiến eo biển Đài Loan: Mỹ thua to - ảnh 6

 
Mà trong không chiến tầm gần, người Mỹ sẽ gặp khó khăn to với các máy bay Flanker. Đó là kể cả khi các chuyên gia RAND Corporation vẫn còn lạc quan khi tin tưởng vào các đặc tính thần kỳ của các máy bay tàng hình của họ.

Học thuyết phát triển Không quân Mỹ dựa trên ưu thế chất lượng bị phá sản. Trong nhiều tình huống và ở những chiến trường nhất định, chẳng hạn như eo biển Đài Loan nêu trên, Không quân Mỹ không thể tạo ra ưu thế chất lượng hay số lượng cần thiết.

Theo Vietnamdefence

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !