Khủng hoảng di cư đẩy Anh rời xa EU

Cuộc khủng hoảng di cư khiến số người ủng hộ Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) tăng đáng kể, trong khi các chuyên gia vẫn cho rằng điều này sẽ không xảy ra.
Khủng hoảng di cư đẩy Anh rời xa EU - ảnh 1

Ảnh minh họa

Hạ viện Anh đã chấp thuận tổ chức trưng cầu dân ý về về vấn đề đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU). Cuộc khủng hoảng di cư đã đẩy người Anh rời xa lý tưởng về một châu Âu thống nhất, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, dù sao vụ việc không đến mức khiến Anh phải thực sự ra đi.

Đây không phải là lần đầu tiên người Anh nói về một cuộc trưng cầu dân ý với chủ đề "Tại sao chúng ta cần EU?". Trước đó, các lực lượng bảo thủ đã nêu ra ý tưởng này ngay trước cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào đầu tháng 5 vừa qua.

Khi lãnh đạo đảng Bảo thủ David Cameron tái đắc cử, ông đã đưa vấn đề trưng cầu dân ý ra trước Quốc hội. Sau khi tất cả các tình tiết dẫn đến bất đồng được dàn xếp, Hạ nghị viện (House of Commons) bỏ phiếu ủng hộ tiến hành trưng cầu dân ý trước khi kết thúc năm 2017. Hiện nay, quyền quyết định cuối cùng thuộc về Thượng nghị viện (House of Lords), tuy nhiên sự ủng hộ của Thượng nghị viện chỉ trên danh nghĩa.

Điều đáng nói là nếu ông Cameron đưa ra vấn đề này thì Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) tương đối non trẻ - một đảng đang nhanh chóng được lòng dân (đứng thứ ba với 12% phiếu bầu  trong cuộc bầu cử mới đây), thẳng thắn ủng hộ nước Anh rút khỏi EU.

Đáng lưu ý rằng vào tháng 7, ưu thế thuộc về những người ủng hộ Anh ở lại EU với tỷ lệ 54% và 46% phản đối. Bây giờ cán cân đang nghiêng theo hướng khác: 51% số người được hỏi đều bày tỏ phản đối Anh tiếp tục ở lại EU và 49% ủng hộ. Trong khi đó, 22% trong số nhóm người thứ hai sẵn sàng thay đổi ý kiến, nếu tình hình di cư tiếp tục diễn biến xấu đi. Dữ liệu này được ghi nhận trong cuộc thăm dò ý kiến do tờ Mail on Sunday thực hiện.

Công ty truyền thông Survation cũng nhận kết quả tương tự, khi tiến hành khảo sát ý kiến dư luận theo yêu cầu của tờ Daily Mail: 43% ủng hộ rút khỏi EU, 40% phản đối, 17% không có câu trả lời.

Khủng hoảng di cư đẩy Anh rời xa EU - ảnh 2

Dòng người tỵ nạn đang ùn ùn "tấn công" châu Âu

Rõ ràng là, người Anh đang liên hệ trực tiếp cuộc khủng hoảng di cư với chính sách của EU. Đặc biệt, người Anh không hài lòng với tỷ lệ phân bố những người tị nạn: họ không muốn nhận thêm số lượng người tị nạn và cho rằng, những người tị nạn tin rằng nước Anh là quốc gia tốt nhất để sống, hơn cả Pháp và Đức. Lý do là vì Anh có chế độ an sinh xã hội tốt dành cho những người mới nhập cư và mức sống cao đảm bảo cuộc sống no đủ, đặc biệt là theo tiêu chuẩn của những người dân đến từ các nước kém phát triển.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng ngay cả trong điều kiện như vậy, các quan chức chính trị quan tâm đến sự ổn định của châu Âu, sẽ không cho phép một trong các cường quốc lớn nhất rút khỏi EU.

Phó Giám đốc Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Olga Butorina cho biết, lợi ích trước hết là về kinh tế: "Nước Anh đã tham gia tích cực vào các hoạt động hội nhập châu Âu khác nhau và nhận được nhiều lợi ích từ việc tham gia vào EU liên quan đến việc giao thương hàng hóa, du lịch và vốn đầu tư. Đây là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới và mối liên hệ mật thiết giữa Anh với các trung tâm tài chính khác và thị trường tài chính trong khu vực đồng Euro đem lại các khoản thu đáng kể cho kinh tế Anh và ngân sách nhà nước".

"Việc Anh ra khỏi EU là điều không mong muốn và không chắc chắn. Tôi đánh giá khả năng này dưới 2%", chuyên gia kết luận.

Quan điểm tương tự cũng được Trưởng ban nghiên cứu hội nhập châu Âu, Viện châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phó giáo sư, giảng viên môn Hội nhập châu Âu thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO) Olga Potemkina chia sẻ. 

Theo bà Olga Potemkina, nếu Anh ra khỏi EU thì điều này ảnh hưởng rất tồi tệ đến liên minh này – từ kinh tế, chính trị đến toàn bộ lý tưởng hội nhập châu Âu. "Do đó tôi nghĩ rằng, Anh sẽ không thể tách khỏi EU. Tôi chắc chắn rằng, điều này sẽ không xảy ra", bà Potemkina kết luận.

Theo chuyên gia này, xu hướng này khá điển hình cho giai đoạn khó khăn trong sự phát triển của các quốc gia: "Trong khủng hoảng luôn phát sinh những khó khăn. Tất cả đang vượt qua khủng hoảng một cách nặng nề, nhưng để nói về sự sụp đổ của EU thì vẫn còn quá sớm".

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin của riafan.ru, trang mạng thuộc hãng thông tấn liên bang Nga (FAN). 

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !