Không quân Mỹ nghiên cứu vũ khí mới cho F-35
Không quân Mỹ nghiên cứu vũ khí mới cho F-35
Mô tả vũ khí mới dùng cho chiến đấu cơ F-35 trong tương lai (Ảnh: network54.com) |
Trong đó, Tập đoàn Lockheed Martin nhận được hợp đồng trị giá 1,7 triệu USD, còn MBDA nhận được hợp đồng trị giá 1,3 triệu USD.
Trước đó, hồi tháng 1/2012, Công ty Raytheon của Mỹ đã nhận được bản hợp đồng trị giá 11 triệu USD để phát triển kỹ thuật dẫn đường sử dụng cho HVPW trong điều kiện mất tín hiệu định vị GPS, kỹ thuật này bao gồm việc chống gây nhiễu GPS, cảm ứng góc tấn công và đầu đạn tìm diệt.
HVPW là một sự kết hợp giữa bunker-buster (bom sát thương và phá hủy công trình nhẹ) và tunnel-trasher (bom khoan hầm ngầm) với sự trợ giúp của bộ phận đẩy tên lửa, có thể sử dụng ở chiến đấu cơ F-35, cũng có thể sử dụng ở các máy bay ném bom và chiến đấu cơ khác. AFRL yêu cầu khản năng khoan tìm của loại đạn này phải đạt mức 2268kg như bom rơi thông thường.
Mô tả khả năng khoan phá - tìm diệt của vũ khí mới (Ảnh: network54.com) |
AFRL đưa ra khái niệm “khả năng chỉ huy” của HVPW là chỉ kỹ thuật quan trọng để giảm rủi ro áp dụng cho bom tấn công trong tương lai. Dự án HVPW FCC này sẽ được thử nhghiệm thực tế vào năm 2014. AFRL đã tăng ngân sách lên 35 triệu USD cho dự án HVPW năm 2012 và 2013, mục đích là để các yếu tố như đầu đạn có khả năng khoan mạnh, chống nhiễu GPS luôn trong trạng thái sẵn sàng.
Hiện tại, những công việc được quy định trong hợp đồng mà AFRL đưa ra tập trung vòa bốn lĩnhvực: Thứ nhất, nghiên cứu công nghệ đạn dược. Yêu cầu sau khi đã chịu va đập ở tốc độ cao và khoan vào lớp vỏ cứng với sự hỗ trợ của lực đẩy, thuốc vẫn có thể phát huy tác dụng. Thứ hai, Nghiên cứu phương pháp dẫn đường. Yêu cầu đưa ra được khả năng khoan xuyên lớn nhất cùng sự chênh lệch vị trí đã định nhỏ nhất. Thứ ba, nghiên cứu kỹ thuật công nghệ động cơ đẩy. Yêu cầu có thể nâng cao tốc độ của bom tấn công; Thứ tư, thiết kế. Mục tiêu là hình thành loại vũ khí thế hệ mới được phóng từ không trung chống lại những mục tiêu có lớp vỏ cứng.
AFRL cho hay, việc thực hiện mục tiêu đề ra quả thực rất gian nan, góc nghiêng khi bom tiếp cận mục tiêu và góc tấn công đều rất quan trọng, phải thông qua điều khiển để bom tiếp cận gần nhất, bảo đảm hiệu quả khoan xuyên lớn nhất. Mà HVPW lại được bộ phận đẩy cố định hỗ trợ lực đẩy, điều này có thể dẫn đến vấn đề đường đẩy bị lệnh, khiến mọi việc càng thêm phức tạp.
Hòa Phong