'Không phải do bìa to, giấy đẹp mà giá SGK tăng phi mã thế được!'

Đa số phụ huynh đều cho rằng, việc mỗi năm phải mua một bộ sách giáo khoa mới với mức giá tăng cao là lãng phí, gây áp lực lớn cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Sách giáo khoa (SGK) tăng giá gấp 2-3 lần khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Họ cho rằng điều quan trọng hơn cả là chất lượng kiến thức được truyền tải của SGK chứ không phải do bìa to, giấy đẹp mà giá tăng “phi mã” được.

Chị Nguyễn Thu Trà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, giá sách tăng cao, ngoài sách chính phụ huynh còn phải mua thêm cho con sách bài tập để con làm bài trực tiếp vào sách (thay vì làm vào vở) gây tốn kém.

“Với những gia đình có đủ điều kiện hoặc ít khó khăn thì việc thêm một chút để mua SGK mới cho con học là chuyện bình thường. Tuy nhiên, với những gia đình lao động nghèo, thu nhập bấp bênh, việc bỏ cả triệu bạc để mua SGK, đồ dùng học tập cũng như nộp các khoản đầu năm như đồng phục, bảo hiểm… là cả một nỗi lo lớn.

Tôi cho rằng SGK thì quan trọng là nội dung bên trong thế nào chứ không phải cứ in dày, in to, giấy đẹp rồi tăng giá phi mã... dẫn tới gánh nặng lại đổ lên đầu phụ huynh”, chị Trà cho hay.

{keywords}
Sách giáo khoa tăng giá trở thành áp lực với phụ huynh. (ảnh minh họa)

Thầy giáo Nguyễn Trung Dũng - Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng (Yên Bái) cho biết giá sách tăng sẽ khiến phụ huynh vùng cao, thu nhập thấp vô cùng áp lực.

Tại trường THCS Lý Tự Trọng năm học 2021-2022, nhà trường giúp học sinh mua SGK mới nhưng tiền mua SGK phụ huynh cũng không trả hết được 1 lần như vùng xuôi mà nhà trường phải đứng ra xin công ty sách cho khất nợ, thu mãi đến hết học kỳ mới trả được.

Thầy Dũng lý giải, có những gia đình không thuộc hộ nghèo mà việc thu tiền sách đã khó khăn, còn gia đình thuộc hộ nghèo thì nhà trường phải đợi đến tháng 12 nhà nước chi trợ cấp rồi thống nhất với phụ huynh dùng tiền đó trả tiền SGK.

“Phụ huynh học sinh trên địa bàn của tôi chủ yếu làm nông, làm rừng nên kinh tế rất khó khăn, đa số là học sinh thuộc diện nghèo.

Vì thế, mua hộ SGK cho học sinh nhưng để thu được tiền SGK trả cho công ty sách cũng là cả vấn đề. Tôi cho rằng SGK tăng giá có lẽ không phải việc quá khó khăn với những học sinh ở thành phố nhưng đối học sinh vùng cao thì tôi kiến nghị nếu có thể thì giảm được 50% giá thành sách, coi như hỗ trợ học sinh nghèo thì tốt quá, phụ huynh cũng không còn quá áp lực.

Ngoài ra, với các trường tại Mù Cang Chải có chủ yếu học sinh học bán trú và nội trú, nếu là học nội trú thì 1 phòng ở có 3 học sinh cùng lớp, tôi kiến nghị trong trường hợp này 3 học sinh 1 phòng có thể học chung 1 bộ sách để tiết kiệm tiền mua sách có được không?

Vì rõ ràng các em học cùng lớp, ăn ngủ cùng nhau thì việc dùng chung SGK sẽ có nhiều thuận lợi thay vì yêu cầu mỗi học sinh phải mua một bộ SGK khi kinh tế gia đình các em quá khó khăn”, thầy Dũng nói.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã lý giải về nguyên nhân việc giá SGK tăng gấp 2-3 lần so với trước. Theo đó, các loại SGK mới được biên soạn với khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Các quy trình từ biên soạn cho đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành sách là các doanh nghiệp hoàn toàn tự đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.

Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo rốt ráo để giá SGK giảm 10-15% so với năm ngoái, trong khi giá vật liệu, nhiên liệu tăng.

Kiến nghị đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá 

Theo Bộ GD&ĐT, thực tế, giá các bộ sách mới của NXB GDVN những năm qua thường thấp hơn giá của các NXB khác trên thị trường.

Đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ các em về chi phí mua SGK, đồ dùng học tập.

Ngoài các chế độ chính sách chung, hàng năm, Bộ GD&ĐT đều phối hợp, đề nghị các địa phương quan tâm, có chính sách đặc thù hỗ trợ SGK cho học sinh thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo...

Theo Bộ GD&ĐT, việc triển khai đổi mới sách giáo khoa phổ thông thực hiện quy định của Nghị quyết 88 đã thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức, nhà giáo, chuyên gia giỏi tham gia; vì được nhiều NXB tham gia nên việc in ấn, phát hành diễn ra trong môi trường cạnh tranh theo đúng Luật Cạnh tranh năm 2018. Không còn độc quyền trong xuất bản SGK như trước đây.

Tuy nhiên, cơ chế kê khai giá như hiện nay sẽ có thể dẫn đến hiện tượng mức giá cao, thấp khác nhau tạo tâm lý bất ổn cho phụ huynh và học sinh. Trong khi đó, SGK thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh. Việc này gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn nên Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá.

Bộ GD&ĐT đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa SGK vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định.

Bộ Tài chính đang rà soát tổng thể quá trình triển khai, thực hiện Luật Giá, trong đó sẽ tiếp tục đánh giá, báo cáo Quốc hội xem xét bổ sung SGK vào danh mục Nhà nước định giá.

Hoàng Thanh

Người trẻ cần kỹ năng số và ngoại ngữ để sinh tồn trong thời đại 4.0

Theo các chuyên gia, kỹ năng số, năng lực số, khả năng sáng tạo và ngoại ngữ là những kỹ năng sống còn mà người trẻ cần có trong thời đại công nghệ số.

Mỗi học sinh đi ngoại khóa, giáo viên chủ nhiệm được 10.000 đồng?

Một trường THCS tổ chức cho học sinh đi ngoại khoá với kinh phí 400.000 đồng/em. Thông tin gây chú ý lại là mỗi học sinh đi, giáo viên chủ nhiệm sẽ được 10.000 đồng từ công ty du lịch.

Tặng sách, lan tỏa văn hóa đọc tại 2 trường học ở vùng cao Hà Giang

Khoảng 1.000 cuốn sách vừa được trao tặng sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc tại Trường THPT Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc) và Trường THCS & THPT Tùng Bá (huyện Vị Xuyên).

Hàng loạt chiêu lừa nhắm vào trường học, mất trăm triệu sau phút bất cẩn

Thời gian qua, liên tiếp nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện ở các thành phố lớn, nhắm vào đối phụ huynh, học sinh như: “con cấp cứu ở bệnh viện”, “ba con bị tai nạn”, “học sinh nợ tiền mua hàng”…

Công an điều tra vụ 56 học sinh Hà Nội bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Tối 28/3, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân một số học sinh trường Tiểu học Kim Giang, trên địa bàn bị ngộ độc.

56 học sinh tiểu học Hà Nội nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, 56 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (phường Kim Giang, quận Thanh Xuân) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi đi dã ngoại về.

Áp lực, nữ sinh chi hơn 34 triệu đồng để mua giấc ngủ ngon

Truyền thông Trung Quốc đang xôn xao về việc một nữ sinh 20 tuổi vì quá áp lực về kỳ thực tập nên đã mạnh tay chi hơn 10.000 NDT (hơn 34 triệu đồng) để mua giấc ngủ ngon.

Dùng kiến thức trường học để khám phá vũ trụ tìm  “miền đất hứa” thay Trái Đất

Là một ngày hội trải nghiệm của các bộ môn khoa học tự nhiên như: Khoa học, IT, Toán, MDE nhưng bằng sự sáng tạo, các bạn học sinh The Dewey Schools Cầu Giấy đã có những trải nghiệm mới mẻ.

Nam sinh TP.HCM mồ côi ba bị kẻ xấu lừa ‘ba con tai nạn’

Ông Trần Công Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), thông tin, khi nam sinh lớp 12 của trường đứng chờ người thân đón, một người đàn ông tới nói: "Ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện”. Trong khi, ba nam sinh này đã mất.

Nhắn nữ sinh đến nhà lấy đề thi, thầy giáo bị tố có hành vi dâm ô

Thầy giáo ở Vĩnh Long nhắn nữ sinh lớp 8 đến nhà riêng để lấy đề kiểm tra, cộng điểm tùy tiện cho học sinh. Ngoài ra, người này còn bị tố có hành vi dâm ô với nữ sinh trên.

Đang cập nhật dữ liệu !