Không phải cứ kinh doanh thuốc, dược phẩm là ăn nên làm ra thời Covid

Hiện tại mới chỉ một số DN công bố ước tính doanh thu 8 tháng đầu năm, trong đó Dược Hậu Giang ước tăng 11% so với cùng kỳ, Traphaco ước tăng 18%, và Bidiphar ước tăng 9% do ảnh hưởng từ giãn cách xã hội.

Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến các công ty dược phẩm, do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều tỉnh, thành. Dựa trên số liệu từ các công ty dược niêm yết và dữ liệu đấu thầu thuốc từ Cục Quản lý Dược Việt Nam, chứng khoán SSI ước tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2021 tổng doanh thu dược phẩm tại Việt Nam đã giảm 11% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ giảm 3% so với cùng kỳ và doanh thu tại bệnh viện giảm 16% so với cùng kỳ.

Tình trạng giãn cách kéo dài, đặc biệt là các tỉnh phía Nam khiến hoạt động cung ứng và phân phối thuốc có lúc cũng bị gián đoạn. Các công ty dược phẩm ở miền Nam như Imexpharm (IMP), Dược Hậu Giang (DHG) và OPC đã phải cắt giảm sản lượng từ 20% - 30% trong tháng 7 và tháng 8 để thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội “ba tại chỗ”.

Ngoài ra, nhiều bệnh viện ở các tỉnh phía Nam đã được chuyển đổi thành trung tâm điều trị Covid-19 nên doanh thu dược phẩm giảm đáng kể, do kênh bệnh viện chiếm hơn 60% nhu cầu của ngành.

Trong khi đó, rất ít doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ hoạt động nhập khẩu vắc xin hoặc thuốc điều trị Covid-19. Mặc dù nhiều công ty dược Việt Nam đã thông báo được Chính phủ cho phép nhập khẩu vắc xin, nhưng đến nay chưa có nhiều DN thực hiện được do quy trình nhập khẩu rất phức tạp và nguồn cung vắc xin khan hiếm.

{keywords}
Ước tính doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ giảm 3% so với cùng kỳ và doanh thu tại bệnh viện giảm 16% so với cùng kỳ trong 8 tháng qua (ảnh minh họa).

Đối với việc sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị Covid-19, hầu hết nguồn cung đều được kiểm soát chặt chẽ bởi các công ty nhà nước, trừ trường hợp của Stellapharm (công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do Stada sở hữu) được chọn là công ty tư nhân đầu tiên sản xuất Molnupiravir (thuốc điều trị Covid chính) với quy mô lớn trong nước.

Còn một số ít công ty trong nước khác như Traphaco hoặc Phytopharma được hưởng lợi gián tiếp thông qua việc cung cấp các thực phẩm chức năng và đông dược tác dụng giảm ho, bổ sung vitamin, nước muối sát khuẩn…

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng tất cả các công ty dược niêm yết đạt 17.830 tỷ đồng và 1.250 tỷ đồng, lần lượt tăng 0,5% và tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đã có sự phân hóa trong lợi nhuận giữa các công ty. Trong khi các công ty dược đã nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất gần đây (EU-GMP, PIC/s GMP) như DHG, IMP, và PME (Pymepharco) giành thêm thị phần, và đạt tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ hơn nhiều trong năm nay nhờ hưởng lợi từ Thông tư 15/2019/TT-BYT về đấu thầu thuốc tại kênh bệnh viện, còn lại các công ty khác có kết quả kinh doanh hầu như đi ngang hoặc giảm, với tổng doanh thu giảm 4% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận chỉ tăng 2% so với cùng kỳ.

Hiện tại, chỉ có một số công ty công bố ước tính doanh thu 8 tháng đầu năm 2021, trong đó Dược Hậu Giang ước tăng 11% so với cùng kỳ, Imexpharm ước tăng chỉ 1%, Traphaco ước tăng 18%, và Bidiphar ước tăng 9% do ảnh hưởng từ giãn cách xã hội.

Hiền Anh

Mỗi công ty thủy sản trung bình lỗ 10 tỷ/tháng khi ngừng vì Covid-19

Mỗi công ty thủy sản trung bình lỗ 10 tỷ/tháng khi ngừng vì Covid-19

Ba tháng gần đây khi dịch Covid-19 bùng phát ở tất cả các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã khiến hơn 10.000 doanh nghiệp ở khu vực này phải rời thị trường.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.