Không có chuyện dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga cho đến khi Ukraine yên ổn
Thậm chí lệnh này sẽ được gia hạn đến cuối năm nếu cần thiết.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn trong việc giải quyết xung đột Nga - Ukraine. |
Các thỏa thuận được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh EU tổ chức tại Brussels nhằm duy trì sự thống nhất của EU đối với việc trừng phạt Moscow vì vai trò của Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy vậy, đây không phải là sự đồng thuận tuyệt đối của EU khi trong 28 quốc gia thành viên, 7 nước từ chối bỏ phiếu về lệnh trừng phạt còn một số quốc gia thì tỏ ra miễn cưỡng.
Các chính phủ thuộc EU bị chia rẽ về việc phải hành động ngay lập tức để làm mới lệnh trừng phạt kinh tế Nga sẽ hết hạn vào tháng Bảy tới đây, hoặc phải chờ vài tháng trước khi quyết định tiếp nếu lệnh ngừng bắn ở Ukraine được duy trì tốt.
Đề xuất mới này do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande, hai “kiến trúc sư” của thỏa thuận Minsk 2.0. Họ “đồng ý với thời hạn của lệnh trừng phạt kinh tế sẽ song song cùng với diễn biến thực hiện thỏa thuận Minsk 2.0”, ông Tusk phát biểu tại một cuộc họp báo cho biết. Theo diễn biến, thỏa thuận Minsk 2.0 sẽ chỉ có thể thực hiện đầy đủ cho đến cuối năm 2015. Thêm vào đó, ông Tusk cũng khẳng định “EU sẵn sàng đưa ra quyết định (trừng phạt) them nếu thấy cần thiết”.
Thỏa thuận này chỉ đề cập đến các lệnh trừng phạt kinh tế, tuy nhiên, để ngỏ khả năng rằng một số các lệnh cấm thị thực và đóng băng các tài tại các ngân hàng EU nhắm vào các nhân vật cấp cao của Nga.
Thủ tướng Đức trước đó đã có động thái gọi điện thoại cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý với nhau về việc sẽ không có chuyện nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.