Không chỉ định người kế nhiệm, ông Tập Cận Bình muốn gì?

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã phá vỡ truyền thống chính trị suốt 25 năm qua là chỉ định người kế vị sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất. Vậy ý định của ông Tập là gì?

Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã phá vỡ truyền thống chính trị suốt 25 qua tại quốc gia này khi không chỉ định ra "người kế vị" sau khi kết thúc Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Trong quá khứ, ông Hồ Cẩm Đào được bổ nhiệm sau khi ông Giang Trạch Dân nắm quyền một nhiệm kỳ. Còn ông Tập được chỉ định hồi năm 2007 khi ông Hồ Cẩm Đào hết nhiệm kỳ đầu.

7 quan chức trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc được bổ nhiệm sau Đại hội 19.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) nhận định, việc ông Tập không chỉ định người kế nhiệm là dấu hiệu cho thấy, ông Tập muốn củng cố quyền lực thay vì chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao trong trật tự.

Tuy nhiên, việc Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ông Vương Kỳ Sơn (69 tuổi) không có tên trong danh sách 7 thành viên của Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19 đã chứng minh, ông Tập vẫn thực thi các quy tắc "bất thành văn" liên quan tới luật nghỉ hưu.

Do đó, Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 chỉ có nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp tục được bầu vào Ủy ban Trung ương khóa mới. Ông Vương Kỳ Sơn và bốn ủy viên là Trương Cao Lệ, Du Chính Thanh, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn đều đã quá tuổi quy định và không có mặt trong Ủy ban Trung ương khóa 19. 

Và 5 gương mặt mới được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị là ông Lật Chiến Thư - Chánh Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc; ông Uông Dương - Phó Thủ tướng Trung Quốc; ông Vương Hỗ Ninh - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc; ông Triệu Lạc Tế - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thay ông Vương Kỳ Sơn về nghỉ hưu và ông Hàn Chính - Bí thư Thành ủy Thượng Hải.

Ông Chen Daoyin, Phó Giáo sư tại Đại học Khoa học chính trị và Luật Thượng Hải nhận định, dù bộ máy chính quyền mới được tổ chức một cách bài bản nhưng ông Tập vẫn đối mặt với bài toán khó về vấn đề nhân sự trong Thường vụ Bộ Chính trị.

Nói cách khác, ngoài ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, 5 nhân vật mới vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ quá tuổi quy định trong kỳ Đại hội 20 vào năm 2022, nên không thể cạnh tranh giữ chức vị cao nhất là Tổng Bí thư.

Trong khi đó, hai nhân vật tiềm năng và đủ tuổi để chờ đến kỳ Đại hội 20 là Trần Mẫn Nhĩ (57) - Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và Hồ Xuân Hoa (54) - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, dù đã vào Bộ Chính trị nhưng chưa được vào Ban Thường vụ. Do đó, nếu ông Tập rời vị trí Tổng Bí thư vào năm 2022, ai sẽ là người kế nhiệm vẫn bị bỏ ngỏ.

Theo New York Times, khả năng đặt ra là ông Tập hoàn toàn có thể rời chức Chủ tịch nước mà theo luật chỉ có thể giữ hai nhiệm kỳ để tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi đây là chức vụ không giới hạn nhiệm kỳ và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. 

"Nếu không ai được chỉ định thay thế, lời lý giải đầu tiên không phải là ông Tập đang cố giữ ghế mà là chưa có ai phù hợp để đảm nhiệm vị trí. Ýđịnh của ông Tập là tạo ra một thể thống nhất lãnh đạo. Do đó, nếu bổ nhiệm người kế nhiệm sau 5 năm nữa, nội bộ chính trị Trung Quốc sẽ nghiêng về phía người được chỉ định thay thế ông Tập", ông Trey McArver, nhà đồng sáng lập trung tâm nghiên cứu Trivium tại Trung Quốc chia sẻ. 

Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn là thông điệp mạnh mẽ về các kế hoạch chính sách đối ngoại trỗi dậy của nước này trong vòng 5 năm tới.

Ông Dương là nhà ngoại giao đầu tiên được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị Trung Quốc trong vòng 15 năm qua và còn là ứng cử viên tiềm năng trở thành Phó Thủ tướng.

Theo Phó Giáo sư Dibyesh Anand tại Đại học Westminster ở London, việc đưa ông Dương vào trong Bộ Chính trị là nhằm giúp ông Tập biến Trung Quốc trở thành một sức mạnh lớn toàn cầu. Bởi ông Dương là người dày dặn kinh nghiệm thực tế với Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Sự xuất hiện của ông Dương trong Bộ Chính trị có thể giúp Trung Quốc tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc khác.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !