Khốn khổ căn bệnh khiến chị em không dám hắt hơi, cười lớn

Sau hai lần sinh nở, chị Hoa (38 tuổi, Hà Nội) không khỏi phiền lòng vì chứng bệnh rất oái oăm. Chỉ cần leo cầu thang, vận động mạnh thậm chí cười to, hoặc ho một tiếng là lập tức chị són tiểu. Điều này khiến 24/24h trong suốt tháng chị phải dùng băng vệ sinh.

Căn bệnh són tiểu khiến nhiều chị em "khóc dở, mếu dở"

Đi khám, các bác sĩ cho biết chị mắc chứng són tiểu. BS Nguyễn Hòa - Giám đốc Trung tâm Sàn chậu, bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, són tiểu là tình trạng nước tiểu rỉ qua đường niệu đạo, xảy ra ngoài lần tiểu tiện.

Thống kê cho thấy, khoảng 20% phụ nữ mắc chứng bệnh này. Trong đó, đối tượng thường gặp nhất là phụ nữ sau sinh nở; người trong độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh; người già ngoài 70 tuổi.

Theo BS Hòa, són tiểu được chia làm 3 loại. Thứ nhất là són tiểu gắng sức (chiếm 80-90% các trường hợp són tiểu) là do nhão yếu các cơ nâng đỡ tầng sinh môn gây ra tình trạng niệu đạo di động quá mức khi gắng sức hoặc do suy yếu cơ thắt niệu đạo. Theo đó, dù không “mót” nhưng khi làm những hoạt động có tính gắng sức như: cười, ho, chơi thể thao, leo cầu thang, chạy nhảy… người bệnh cũng gặp phải tình trạng són tiểu.

Ở mức độ nặng, són tiểu xảy ra cả khi đi vệ sinh bình thường, thay đổi tư thế. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng này là do chấn thương sản khoa, phụ khoa như: phụ nữ sinh khó phải phẫu thuật phụ khoa ở tầng sinh môn, trực tràng; rối loạn, thiếu hụt hormone estrogen ở nữ giới gây ra tổ chức collagen ở niệu đạo yếu; hậu quả kéo dài của một số bệnh như táo bón, ho mãn tính, mang vác nhiều; bàng quang lộ ra ngoài…

Thứ hai là són tiểu do bàng quang tăng hoạt tính (tiểu gấp). Loại són tiểu này đặc hiệu với sự tăng áp lực hoặc co bóp bất thường cơ bàng quang ngay cả khi chỉ có ít nước tiểu. Sự co bóp bất thường này gây ra cảm giác buồn tiểu gấp, đôi khi kèm theo đau vùng bàng quang dẫn đến són tiểu, cho dù cơ nâng đỡ tầng sinh môn và van niệu đạo vẫn bình thường.

“Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do viêm bàng quang bởi tia xạ, hóa chất; có khối u bàng quang, sỏi bàng quang hoặc do thần kinh bàng quang bị kích thích; hoặc do bệnh nhân có bệnh lý thần kinh ở bàng quang, hẹp niệu đạo hoặc niệu đạo bị ép ở bên ngoài. Một vài bệnh lý thần kinh như xơ hóa thành đám, bệnh lý thần kinh trong đái tháo đường, tai biến mạch não có thể gây tiểu gấp. Thứ ba là són tiểu hỗn hợp, kết hợp biểu hiện của cả 2 loại trên”, BS Hòa nhấn mạnh.

Hiện nay, trên thế giới áp dụng nhiều phương pháp trị són tiểu, tuy nhiên, BS Nguyễn Hòa thông tin, TOT (Trans Obturateur Tape) - phẫu thuật đặt dải băng nâng đỡ niệu đạo qua lỗ bịt là giải pháp phổ biến, đem lại hiệu quả cao nhất. Theo đó, bác sĩ chỉ cần rạch một đường nhỏ (0,5cm) ở thành trước âm đạo, sau đó luồn dải băng tổng hợp đỡ phần sau niệu đạo, dưới cổ bàng quang nhằm tạo ra một vùng đệm chắc chắn thay thế cho phần cơ đã nhão, yếu.

Khi người bệnh có hoạt động gắng sức, áp lực ổ bụng tăng lên sẽ ép niệu đạo vào vùng này, làm bịt tắc lòng niệu đạo, giúp chặn lại dòng tiểu són ra. Tấm lưới này có tính tương thích cao với cơ thể; nhanh chóng được mô hóa, trở thành một phần của cơ thể và bệnh nhân không hề thấy vướng, khó chịu.

“Đây là một phẫu thuật ngắn, chỉ kéo dài trong khoảng 15-20 phút; thời gian nằm viện 24 giờ. Ngay sau khi ra viện, bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Để đảm bảo phẫu thuật đặt dải băng tổng hợp đạt hiệu quả cao nhất, trong 2 tuần đầu bệnh nhân không nên tham gia những hoạt động thể lực nặng hoặc chơi thể thao; kiêng sinh hoạt vợ chồng trong 1 tháng sau mổ”, BS Hòa cho biết thêm.

Được biết, phương pháp này có thể áp dụng với phụ nữ mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ sau sinh, thời điểm giai đoạn hậu sản kết thúc, tình trạng són tiểu cũng không còn. Bởi vậy, sản phụ nên theo dõi kỹ lưỡng, chỉ nên đặt dải băng nâng đỡ niệu đạo hoặc các phương pháp điều trị són tiểu khác khi chắc chắn nguyên nhân gây bệnh.

Huyền Anh

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !