Trẻ có những dấu hiệu này phải đi khám ngay kẻo nguy cấp sức khỏe

Trẻ nhỏ khi ốm thường có biểu hiện, triệu chứng đa dạng và đôi lúc không rõ ràng. Vì vậy cha mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu của trẻ để phát hiện sớm các bệnh lý.

Các bác sĩ Đỗ Thị Xuân và Đặng Hồng Khánh Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết: Tại bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là ở các khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu; nhân viên y tế thường gặp một số trường hợp cha mẹ không nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng ở trẻ để đưa trẻ đi khám sớm. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Ngược lại cũng có nhiều cha mẹ vì lo lắng quá mức về tình trạng bệnh của con mà đòi hỏi phải cho con khám cấp cứu, khám ngay, mặc dù được nhân viên y tế đánh giá tình trạng bệnh của trẻ chưa cần phải khám cấp cứu và có thể chờ đợi được. Vì vậy phụ huynh cần nắm những dấu hiệu bệnh lý để đưa trẻ tới thăm khám kịp thời.

Đừng chủ quan với các dấu hiệu nguy cấp này ở trẻ. Ảnh minh họa.

Dấu diệu phản ánh tình trạng bệnh nặng ở trẻ

Các bác sĩ cho biết phụ huynh cần chú ý tới những dấu hiệu nguy cấp này để đưa trẻ di khám ngay:

Về đường hô hấp:

Trẻ khó thở : thở nhanh hơn so với mức bình thường kèm theo các biểu hiện rút lõm lồng ngực, hõm ức, cánh mũi phập phồng… Cha mẹ có thể nghe thấy các tiếng thở rít rõ hay tiếng trẻ thở khò khè, thở rên ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng;

Trẻ có dấu hiệu tím môi, đầu ngón chân, ngón tay; Màu sắc da thay đổi: xanh, tái. Nặng hơn trẻ có biểu hiện rối loạn nhịp thở như có cơn ngừng thở hoặc ngừng thở (quan sát lồng ngực, bụng không phập phồng theo nhịp thở).

Về tuần hoàn:

Trông trẻ xanh sao mệt mỏi, da tái nhợt do thiếu máu, hoặc mất máu nặng do chấn thương (chảy máu ra ngoài cơ thể hoặc chảy máu bên trong cơ thể); Trẻ chảy máu kéo dài, không cầm được.

Trẻ mất nước nặng (do nôn nhiều, ỉa chảy cấp…) biểu hiện bằng các triệu chứng uống nước háo hức, kích thích vật vã hoặc li bì, hôn mê. Nặng hơn, trẻ tím tái, ngừng tim (áp tai vào vùng ngực không nghe thấy tiếng tim đập).

Về thần kinh:

Trẻ co giật; Trẻ li bì, hôn mê: gọi hỏi không khóc, không trả lời hoặc không co tay, chân lại khi bị cấu véo; khó đánh thức trẻ dậy. Trẻ rất đau, tinh thần hoảng loạn, kích thích.

Các bệnh cấp cứu ngoại khoa: trẻ có biểu hiện của một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, xoắn ruột, tắc tá tràng, không hậu môn…với các triệu chứng như : nôn trớ, đau quặn bụng, ỉa máu , kích thích nhiều…

Các chấn thương nặng: rơi từ độ cao > 2m, tai nạn xe cộ mà tốc độ lớn hơn 60km/h, tai nạn do hỏa hoạn, vết thương xuyên thấu…

Ngoài ra trẻ có các biểu hiện khác như:

+ Hạ nhiệt độ (≤ 35.5 độ C) hoặc sốt cao ≥40 độ C.

+ Các trường hợp ngộ độc cấp: ngộ độc rượu, thuốc trừ sâu, thuốc gây nghiện….

+ Trẻ được chuyển gấp từ các cơ sở y tế khác đến.

Minh Châu/Giaoducthoidai

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !