Thứ cỏ mọc dại ở Việt Nam chỉ trâu bò ăn, dân Trung Quốc coi là thuốc quý

Cỏ mần trầu là loại cỏ mọc hoang ở bờ đường, ở cánh đồng và được lấy cho trâu, bò ăn nhưng thực chất người Trung Quốc lại coi mần trầu là cây thuốc.

Cỏ mần trầu có tác dụng như thế nào?

Cỏ mần trầu (cỏ dế mèn) là loại cỏ dại mọc ven đường, bãi hoang, bờ ruộng tại Việt Nam. Loại cỏ này có rễ khá sâu, chính vì vậy chúng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước trong rất mạnh để sinh sôi phát triển nhanh.

Đây cũng là lý do mà cỏ mần trầu được coi là hung thủ xâm chiếm đất nông nghiệp, lấy chất dinh dưỡng của cây trồng. Người dân thường sử dụng loại cỏ này để cho bò ăn, trẻ em nông thôn hay lấy cỏ mần trầu làm tổ nuôi dế mèn.

Trong khi đó, người dân Trung Quốc coi cỏ mần trầu là một bài thuốc truyền thống rất phổ biến. Tại đất nước này, cỏ mần trầu được bán với giá khoảng 20 nhân dân tệ/nửa cân (khoảng 67 nghìn đồng).

Theo bác sĩ Hoàng Sầm – Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam cỏ mần trầu là cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh...

Tên khác: Tết suất thảo, ngưu cần thảo, nỏ vườn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo, hang ma (Tày), cỏ nhả hút (Thái), Hìa xú xan (Dao), Cao day (Ba Na), Hất t’rớ lạy (K’Ho), R’day (H’Dong).

Tên khoa học: Eleusine indica Gaerth., họ Lúa (Poaceae).

Thành phần cỏ mần trầu được nghiên cứu phần trên mặt đất chứa: 3-0-β-D-Glucopy ranosyl-βsitosterol và dẫn chất 6’-0-palmitoyl. Cành lá tươi có flavonoid.

Tác dụng: Thường được dùng trị cao huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu tiện vàng và ít một. Còn dùng cho phụ nữ có thai hỏa nhiệt táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, sốt nóng. Cũng dùng uống trị mụn nhọt, các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.

Bác sĩ Sầm cho biết ở Trung Quốc, thường dùng chữa:
1. Đề phòng chứng viêm não truyền nhiễm;
2. Thống phong;
3. Viêm gan vàng da;
4. Viêm ruột, lỵ;
5. Viêm niệu đạo, viêm thận, viêm tinh hoàn. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, cầm máu chó cắn.

Cách dùng, liều lượng: 60 – 100g cỏ khô hoặc 300 – 500g cỏ tươi, dạng thuốc sắc.

Các bài thuốc khác từ cỏ mần trầu: Chữa cao huyết áp dùng cỏ mần trầu rửa sạch, cắt nhỏ, khoảng 500 gram giã nát, thêm chừng 1 bát nước sôi để nguội và vắt lấy nước cốt, lọc qua vải, cho đường vào uống ngày 2 lần vào sáng và chiều.

Cỏ mần trầu để phòng viêm não truyền nhiễm bài thuốc lấy 30 gram cỏ mần trầu dùng như trà uống trong 3 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày uống tiếp 3 ngày nữa

Cỏ mần trầu chữa viêm gan vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g lấy hai loại này trộn và sắc uống hàng ngày.

Dùng cỏ mần trầu để thanh nhiệt, giải độc cách dùng theo bài thuốc sau: Cỏ mần trầu 8g, cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g.

K.Chi

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Hành trình đi nhờ người dịch chữ bác sĩ trên đơn thuốc

Để mua được 4 loại thuốc trong đơn bác sĩ viết tay, một gia đình ở Nghệ An đã phải đi qua nhiều quầy thuốc ngoài viện, nhờ 4 người dịch chữ bác sĩ và chỉ kết thúc khi đến mua ở nhà thuốc bệnh viện.

Đang cập nhật dữ liệu !